Thiết bị bù sóng là công cụ được sử dụng để cải thiện độ chính xác trong đo đạc biển hay gọi chung là thủy đạc. Vậy với dữ liệu xuất ra từ thiết bị bù sóng, làm sao để đọc được chúng? Các giá trị Heave – Pitch – Roll được quy định ra sao? Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

Thiết bị bù sóng là gì?

Thiết bị bù sóng (có tên gọi tiếng Anh là Motion Reference Unit), hay còn gọi là thiết bị bù trừ sóng, là một công cụ được sử dụng trong lĩnh vực khảo sát thủy đạc để điều chỉnh và cải thiện độ chính xác của các phép đo sóng. Thiết bị có nhiệm vụ đo và phát hiện các chuyển động (lắc dọc, lắc ngang, nhấp nhô lên xuống) của phương tiện do các yếu tố sóng, gió hoặc các ảnh hưởng khác tác động lên phương tiện.

Dữ liệu của thiết bị bù sóng có ý nghĩa như thế nào ?

Thiết bị bù sóng có nhiệm vụ đo và phát hiện các chuyển động (lắc dọc, lắc ngang, nhấp nhô lên xuống) của phương tiện.

Cụ thể, thiết bị bù sóng thường được áp dụng trong các tình huống sau:

  • Đo đạc địa hình: Giúp bù đắp các sai số do ảnh hưởng của địa hình hoặc các yếu tố môi trường.
  • Đo đạc dưới nước: Sử dụng trong khảo sát thủy văn để điều chỉnh các sai số phát sinh từ sóng và dòng chảy.
  • Tăng cường độ chính xác: Cải thiện độ chính xác của dữ liệu thu thập được từ các thiết bị đo đạc, như máy toàn đạc hoặc GPS.
  • Thiết bị bù sóng thường sử dụng các công nghệ và thuật toán đặc biệt để phân tích và điều chỉnh dữ liệu, nhằm đảm bảo rằng thông tin thu được là chính xác và đáng tin cậy.

Dữ liệu của thiết bị bù sóng có ý nghĩa như thế nào?

Với dữ liệu xuất ra từ thiết bị bù sóng ( cảm biến chuyển động – Motion Reference Unit), làm sao để đọc được chúng? Các giá trị Heave – Pitch – Roll được quy định ra sao?

Chúng ta hãy phân tích 1 chuỗi dữ liệu xuất ra từ thiết bị MRU với định dạng dữ liệu là TSS1

:000001 0004U 0118 0030

Với:

  • : là ký tự bắt đầu của chuỗi dữ liệu theo định dạng TSS1.
  • 00 là gia tốc theo phương ngang (X-Y) mà thiết bị bù sóng đo được.
  • 0001 là gia tốc theo phương đứng (Z) mà thiết bị bù sóng đo được.
  • là dấu của độ nhấp nhô của sóng (Heave), trên mặt tham chiếu là dương và dưới mặt tham chiếu là âm.
  • 0004 là giá trị của Heave.
  • U là cờ báo tình trạng của thiết bị bù sóng.
  • là dấu của giá trị nghiêng theo phương ngang (Roll).
  • 0118 là giá trị nghiêng theo phương ngang của thiết bị (Roll).
  • là dấu của giá trị nghiêng theo phương dọc (Pitch).
  • 0030 là giá trị nghiêng theo phương dọc của thiết bị (Pitch).

Ở đây, chúng ta sẽ thấy có 1 cờ U thể hiện tình trạng của thiết bị bù sóng, cờ này có ý nghĩa như thế nào?

Các giá trị có thể xuất hiện ở vị trí cờ U được hiểu như sau :

  • U: Thiết bị đang hoạt động không nhận được tín hiệu hỗ trợ từ GPS, la bàn, hoặc bất kì thiết bị nào khác.
  • u: Thiết bị đang trong thời gian tự hiệu chỉnh sau khi được cấp nguồn hoặc vừa chuyển chế độ hoạt động .
  • G: Thiết bị nhận được tín hiệu từ thiết bị GPS và đang sử dụng giá trị tốc độ từ GPS để tính toán các giá trị dữ liệu đầu ra.
  • g: Thiết bị nhận được tín hiệu từ thiết bị GPS và nhưng đang trong thời gian tự hiệu chỉnh sau khi được cấp nguồn hoặc vừa chuyển chế độ hoạt động.
  • H: Thiết bị nhận được hướng từ la bàn và sử dụng dữ liệu này để tính toán các giá trị dữ liệu đầu ra.
  • h: Thiết bị nhận được tín hiệu la bàn nhưng đang trong thời gian tự hiệu chỉnh sau khi được cấp nguồn hoặc vừa chuyển chế độ hoạt động.
  • F: Thiết bị nhận được tín hiệu từ GPS và cả la bàn , và các tín hiệu này được dùng để tính toán các giá trị dữ liệu đầu ra.

Vì vậy, để đạt được độ chính xác tối đa đối với các thiết bị bù sóng, chúng ta hãy kiểm tra thông số của thiết bị bù sóng và sử dụng các nguồn tín hiệu từ GPS và la bàn để bổ trợ cho các thuật toán của thiết bị bù sóng để đạt độ chính xác tốt nhất.

Ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thiết bị bù sóng hay các thiết bị thủy đạc khác, quý khách hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0903 825 125 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất!

>>> Xem thêm: Giảm tác động của sóng và dòng chảy lên thiết bị đo mực nước tự ghi