Thủy triều là hiện tượng tự nhiên liên quan đến nhiều vấn đề thời tiết. Hiểu về thủy triều sẽ giúp bảo vệ tài nguyên và ứng phó với các rủi ro từ thiên tai. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu về hiện tượng thủy triều, đặc điểm và thời gian lên xuống của thủy triều.

Hiện tượng thủy triều là gì?

– Hiện tượng thủy triều là gì?

Hiện tượng thủy triều là việc nước biển hay nước sông dâng lên cao và hạ xuống luân phiên theo một chu kỳ trong ngày (thông thường trong khoảng từ 2 – 3 lần mỗi ngày).

Hiện tượng thủy triều là gì? Đặc điểm và thời gian lên xuống của thủy triều

Thủy triều – Hiện tượng nước biển dâng lên cao và hạ xuống luân phiên theo chu kỳ trong ngày.

Trong đó, khái niệm “triều” được dùng để chỉ những con sóng di chuyển từ đại dương đến phía bờ biển theo chu kỳ. Khi mực nước biển đạt đến đỉnh sóng (nước biển dâng cao nhất) được gọi là triều lên hoặc triều cao. Ngược lại, khi mực nước biển tại phần đáy của sóng (nước biển ở mức thấp nhất) được gọi là triều xuống hoặc triều thấp.

– Hiện tượng thủy triều xuất hiện do đâu?

Hiện tượng thủy triều xuất hiện từ nhiều nguồn nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu có 3 yếu tố dẫn đến xuất hiện thủy triều, gồm:

  • Lực hấp dẫn giữa Mặt Trăng và Mặt Trời: Cả Mặt Trăng và Mặt Trời đều tác động lực hấp dẫn lên Trái Đất. Thế nhưng lực hấp dẫn của Mặt Trăng lớn hơn, chiếm khoảng ⅔ tổng lực hấp dẫn tác động đến Trái Đất. Lực này khiến thủy quyển kéo cao lên và tạo thành một hình elip có đỉnh nằm trực diện với Mặt Trăng (còn được gọi là miền nước lớn thứ nhất).
  • Lực ly tâm khi Trái Đất xoay quanh trục: Lực ly tâm tác động khiến thủy quyển phình ra và tạo thành hình elip có đỉnh thứ hai nằm đối diện với miền nước lớn thứ nhất, đỉnh này được gọi là miền nước lớn thứ hai.
  • Trọng lực và lực thủy triều: Lực hấp dẫn từ Mặt Trời và Mặt Trăng tạo thành lực thủy triều, cùng với đó trọng lực chính là nguyên nhân chính tạo thành triều cường khiến có bề mặt của nước biển phình ở phía gần và xa Mặt Trăng nhất. Trái Đất xoay khiến lực thủy triều tác động và tạo thành đợt sóng thủy triều, khiến cho nước biển dâng lên và xuống theo chu kỳ trong ngày.

Ngoài những nguyên nhân chính trên, hiện tượng thủy triều xuất hiện cũng như độ cao triều cường còn phụ thuộc vào cường độ lực hút Trái Đất, đặc tính địa hình ven biển, gió hay áp suất khí quyển. Trong trường hợp lực hút giữa Mặt Trăng và Mặt Trời trùng nhau sẽ hình thành các đợt triều cường dâng cao.

Đặc điểm và thời gian lên xuống của thủy triều

– Đặc điểm của thủy triều

Mực nước biển dâng cao, bao phủ vùng tiếp giáp giữa đất liền và biển được gọi là hiện tượng ngập triều. Bên cạnh đó, tại những thềm lục địa rộng lớn và phình to, mực nước thủy triều sẽ có xu hướng dâng lên cao hơn. Khi đến các đảo nằm ngoài đại dương, thủy triều có xu hướng hạ xuống thấp nhất.

Ngoài ra, trong đại dương mở thì triều cường có dòng chảy không mạnh. Dòng chảy của triều lên, triều xuống còn chịu ảnh hưởng từ các cửa sông và các vịnh bờ biển.

– Thời gian lên xuống của thủy triều

  • Giai đoạn của thủy triều:

Mực nước biển dâng lên nhanh chỉ trong vài giờ và bao phủ vùng gian triều được gọi là triều lưu hay ngập triều hoặc đôi khi gọi là con nước lớn. Trái ngược lại, mực nước biển hạ thấp một cách nhanh chóng và làm lộ ra vùng gian triều được gọi là triều rút hoặc con nước ròng.

Triều cao hay triều cường là từ dùng để chỉ thời điểm mực nước dâng lên cao nhất, còn thời điểm mực nước hạ thấp nhất được gọi là triều thấp.

  • Tần suất và chu kỳ hiện tượng thủy triều xuất hiện:

Dựa vào lực tác động của Mặt Trăng và Mặt Trời, trong một ngày triều cường sẽ xuất hiện khoảng 3 lần, gồm 1 lần thấp nhất và 2 lần cao nhất. Chu kỳ thay đổi của triều cường thường dao động trong khoảng thời gian từ 12 giờ 25 phút một lần.

Thủy triều diễn ra mạnh nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm thẳng hàng với nhau, tạo hiệu ứng đồng tâm giữa hai lực hấp dẫn của Mặt Trời và Mặt Trăng. Trong giai đoạn này, khi trăng mới hoặc trăng tròn, sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời kết hợp lại tạo ra sự gia tăng đột ngột trong thủy triều, làm cho nước biển nổi cao hơn và xuống thấp hơn một cách mạnh mẽ. Điều này làm cho thời điểm này trở thành thời điểm thủy triều mạnh nhất.

Vì sao cần theo dõi thủy triều?

Hiện tượng thủy triều đóng vai trò quan trọng trong đa dạng các lĩnh vực, cụ thể như:

  • Hỗ trợ hệ sinh thái bằng cách cung cấp dinh dưỡng từ đáy biển cho mặt nước, loại bỏ chất độc, làm sạch ao tù tạo điều kiện cho sinh vật dưới nước phát triển;
  • Hỗ trợ việc khai thác tài nguyên biển, đánh bắt cá tôm, giúp tăng thu nhập và ổn định kinh tế;
  • Bảo vệ đất liền, hạn chế nước mặn xâm nhập, điều hòa khí hậu và giảm thiểu nguy cơ sóng biển dữ dội, bão hay thiên tai;
  • Bồi đắp phù sa, phát triển thực vật và động vật ven biển;
  • ….

Qua đó cho thấy, thủy triều có vai trò đặc biệt quan trọng trong tự nhiên. Việc theo dõi thủy triều cần được thực hiện nhằm:

  • Dự báo, xác định chu kỳ của thủy triều để có thể điều hướng và quản lý giao thông hàng hải, giảm rủi ro và tối ưu hóa hoạt động vận chuyển hàng hóa.
  • Cung cấp nguồn thông tin hữu ích cho khai thác tài nguyên tại khu vực ven biển (từ thủy hải sản đến năng lượng tái tạo).
  • Bảo tồn, phát triển hệ sinh thái ven biển và đảm bảo môi trường sống cho sinh vật sống trên vùng ven biển.
  • Nghiên cứu, hiểu về quy luật tự nhiên thông qua việc phân tích dữ liệu thủy triều.
  • Quản lý rủi ro, cảnh báo và phòng tránh các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như sóng thần, bão hay lũ lụt.
Hiện tượng thủy triều là gì? Đặc điểm và thời gian lên xuống của thủy triều

Theo dõi thủy triều giúp cảnh báo, phòng tránh rủi ro từ thiên tai.

Hy vọng thông qua bài viết trên, Đất Hợp đã giúp quý bạn đọc hiểu thêm về hiện tượng thủy triều, đặc điểm và thời gian lên xuống của thủy triều. Ngoài ra nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về thủy triều và theo dõi thủy triều, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0903 825 125 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết!

>>> Xem thêm: Khảo sát thủy văn là gì? Quy trình khảo sát thủy văn