Chế độ Mark băng in là một bước tiến mới trên các dòng máy đo sâu hiện nay và mang lại nhiều ưu điểm đối với công tác khảo sát và đo đạc biển. Cụ thể chế độ Mark băng in là gì? Những bước tiến mới trong khảo sát thủy đạc mà chức năng này mang lại? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Chế độ mark băng in là gì?

Trong quá trình đo sâu, chế độ mark băng in sẽ giúp cho phép người dùng đánh dấu lại những điểm quan trắc quan trọng trên bề mặt của đáy biển. Nhờ vào chức năng này, người dùng có thể thu thập dữ liệu đo sâu nhanh chóng và đạt độ chính xác cao hơn.

Ngoài ra, với chế độ Mark băng in, người khảo sát có thể dễ dàng gắn lên các nhãn và lưu trữ lại vị trí quan trọng. Thông qua đó, người dùng có thể theo dõi và quản lý được các vị trí trong quá trình khảo sát, tạo điều kiện thuận lợi để phục vụ cho công tác nghiên cứu và khảo sát địa hình đáy biển.

Chế độ Mark băng in: Bước tiến mới của máy đo sâu

Mô tả dữ liệu thu được từ máy đo sâu khi sử dụng chế độ Mark băng in.

Chế độ Mark băng in: Bước tiến mới của máy đo sâu

Có thể nói rằng, chế độ Mark băng in là một bước cải tiến mới quan trọng trên các thiết bị đo sâu giúp cải tiến được thời gian thực hiện công việc cũng như hiệu suất cho người khảo sát một cách đáng kể.

Cụ thể, việc cải tiến và trang bị chế độ Mark băng in trên máy đo sâu mang lại những lợi ích cụ thể như:

  • Đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu đo sâu thu thập được: Chế độ Mark băng in thay thế cho chức năng in dữ liệu đo sâu lên băng giấy. Nhờ đó mà dữ liệu đo sâu sẽ được lưu trữ ở định dạng các tập tin được mã hóa, giúp ngăn chặn tình trạng dữ liệu đo sâu bị biên tập lại.
  • Gắn nhãn và lưu lại những vị trí quan trọng: Chế độ Mark băng in cung cấp khả năng đánh dấu, gắn nhãn và lưu lại các vị trí quan trọng trên bề mặt đáy biển. Từ đó, việc thực hiện công tác khảo sát cũng được nâng cao hiệu quả, đồng thời tiết kiệm thêm thời gian thực hiện dự án.
  • Công tác quản lý và biên tập dữ liệu được thuận tiện hơn: Dữ liệu được lưu trữ ở dạng tập tin có thể được xem lại qua phần mềm được cung cấp từ nhà sản xuất. Ngoài ra, người dùng có thể thực hiện tùy chọn in dữ liệu theo từng phần, từng trang hay toàn bộ trong khu vực khảo sát. Điều này giúp công tác quản lý và biên tập dữ liệu trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết.
  • Hạn chế sử dụng giấy, hướng đến bảo vệ môi trường: Với chế độ Mark băng in, chúng ta không cần phải sử dụng đến giấy in, từ đó giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên, hướng đến công tác bảo vệ môi trường.
  • Chia sẻ dữ liệu bất kỳ nơi đâu: Các dữ liệu đo sâu như đường độ sâu, tọa độ, thời gian,… đều được lưu trữ ở dạng tập tin và có thể được chia sẻ đến bất kỳ nơi đâu thông qua Internet mà không cần phải in ra hay lưu trữ tốn kém. Ngoài ra, có thể ứng dụng thêm phần mềm khảo sát thủy đạc HYPACK để xuất dữ liệu, giúp kiểm soát dữ liệu được chính xác nhất.

Máy đo sâu nào có chế độ mark băng in?

Với xu hướng hiện nay, các dòng máy đo sâu hồi âm đã dần loại bỏ việc in dữ liệu lên trên băng giấy và thay vào đó là trang bị chế độ Mark băng in. Chính nhờ điều đó, mà hầu hết các thiết kế của máy đo sâu hồi âm hiện nay đều nhỏ hơn, trọng lượng nhẹ hơn và tiết kiệm năng lượng hơn so với trước đây.

Và để đáp ứng được nhu cầu cũng như xu hướng, thương hiệu máy đo sâu hồi âm KNUDSEN đã sở hữu chế độ Mark băng in trên các sản phẩm để mang đến khách hàng giải pháp đo sâu tối ưu thời gian và hiệu quả nhất.

KNUDSEN là thương hiệu cung cấp máy đo sâu hồi âm được tin dùng tại hơn 70 quốc gia trên thế giới. Cụ thể, các dòng máy đo sâu thương hiệu KNUDSEN có chế độ Mark băng in bao gồm:

Máy đo sâu đơn tia Mini Sounder Máy đo sâu đơn tia Sounder Portable Máy đo sâu đơn tia Sounder Rack
Hình ảnh Chế độ Mark băng in: Bước tiến mới của máy đo sâu Chế độ Mark băng in: Bước tiến mới của máy đo sâu Chế độ Mark băng in: Bước tiến mới của máy đo sâu
Thông số kỹ thuật nổi bật
  • Loại 1 tần số.
  • Dãy tần số tùy chọn: 24 – 210Khz.
  • Số kênh: 01.
  • Đầu dò: 200Khz góc phát 5 độ (góc phát càng nhỏ độ chính xác càng cao).
  • Chế độ Side Scan Sonar với tùy chọn đầu dò KEL 28 Side Scan 200Khz.
  • Phần mềm điều khiển: thông qua phần mềm Sounder Suite trên nền tảng hệ điều hành Win 7, 8, 10.
  • Lưu bằng biểu đồ điện tử, in hoặc xem đều được.
  • Nguồn: DC từ 12 – 30V.
  • Cổng kết nối: Serial (USB 2.0 Full speed).
  • Độ sâu tối đa: 2000m (tùy đầu dò).
  • Loại 2 tần số.
  • Dãy tần số tùy chọn: 24 – 210Khz.
  • Số kênh: 2 – 4 (tùy chọn).
  • Chế độ Side Scan Sonar với tùy chọn đầu dò KEL 28 Side Scan 200Khz.
  • Phần mềm điều khiển: thông qua phần mềm Sounder Suite trên nền tảng hệ điều hành Win 7, 8,10.
  • Lưu bằng biểu đồ điện tử, in hoặc xem đều được.
  • Nguồn: DC từ 12 – 30V.
  • Cổng kết nối: Serial (USB 2.0 Full speed).
  • Độ sâu tối đa: 2000m (tùy đầu dò).
  • Loại 2 tần số.
  • Dãy tần số tùy chọn: 24-210Khz
  • Số kênh: 2-4 (tùy chọn)
  • Chế độ Side Scan Sonar với tùy chọn đầu dò KEL 28 Side Scan 200Khz
  • Phần mềm điều khiển: thông qua phần mềm Sounder Suite trên nền tảng hệ điều hành Win 7,8,10
  • Lưu bằng biểu đồ điện tử, in hoặc xem đều được
  • Nguồn: DC từ 12-30V
  • Cổng kết nối: Serial (USB 2.0 Full speed)
  • Độ sâu tối đa: 2000m (tùy đầu dò).

Hiện nay, các dòng máy đo sâu có chế độ Mark băng in của thương hiệu KNUDSEN đang được cung cấp chính hãng bởi Công ty TNHH Đất Hợp đang – đơn vị đại diện độc quyền cho hãng KNUDSEN tại Việt Nam. Chúng tôi tự tin là đơn vị hàng đầu trong cung cấp thiết bị, giải pháp cho lĩnh vực khảo sát thủy đạc, cùng với đội ngũ kỹ thuật viên kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu có khả năng hỗ trợ quý khách hàng sử dụng trọn vòng đời sản phẩm thủy đạc.

Để được tư vấn cụ thể hơn về chế độ mark băng in cũng như máy đo sâu hồi âm KNUDSEN, hoặc các thiết bị thủy đạc khác, hãy liên hệ ngay đến chúng tôi qua HOTLINE 0903 825 125 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

>>> Xem thêm: Cách đọc băng in máy đo sâu hồi âm