Định vị thủy âm là một phương pháp được ứng dụng phổ biến trong nghiên cứu đáy biển. Vậy cụ thể định vị thủy âm là gì? Ứng dụng của phương pháp này trong thực tiễn như thế nào? Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây!
Tìm hiểu về Định vị thủy âm
– Định vị thủy âm là gì?
Dựa trên từ điển Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam, định nghĩa của định vị thủy âm được trình bày như sau:
“Định vị thuỷ âm là công việc xác định những tham số chuyển động và vị trí của các đối tượng dưới nước thông qua những tín hiệu âm thanh lan truyền trong nước. Tín hiệu này được phản xạ hoặc phát xạ bởi chính các đối tượng đó.
Trong thực tế, phương pháp này được ứng dụng để phát hiện các luồng cá, tàu nổi, tàu ngầm và nghiên cứu đáy biển, v.v… Phương pháp này bao gồm định vị thủy âm thụ động và định vị thủy âm chủ động.”
– Phân loại định vị thủy âm
Định vị bằng thuỷ âm được chia làm 3 phương pháp:
- Phương pháp định vị thuỷ âm đường đáy siêu ngắn (Ultra Short Base Line – USBL).
- Phương pháp định vị thuỷ âm đường đáy ngắn (Short Base Line – SBL).
- Phương pháp định vị thuỷ âm đường đáy dài (Long Base Line – LBL).
– Nguồn sai số và độ chính xác
Nguồn sai số của định vị thuỷ âm:
Dưới đây là một số nguồn sai số phổ biến thường gặp khi định vị bằng thủy âm:
- Tàu thuyền chịu tác động của giá trị lắc dọc và lắc ngang.
- Độ lệch offset của dàn đối với điểm quy chiếu, điển hình như trọng tâm (COG).
- Độ dịch chuyển do được kết hợp từ độ lệch dàn cùng vơi chuyển động lắc dọc và lắc ngang của tàu thuyền.
- Độ lệch của bộ ứng đáp /bộ đáp/mốc tín hiệu âm dưới biển so với mục tiêu chỉ định.
Mặt khác, giá trị định vị bằng phương pháp thủy âm còn chịu ảnh hưởng từ nhiều nguồn nhiễu khác nhau, có thể kể đến như: Nhiễu âm thanh từ chính thiết bị sử dụng, nhiễu âm thanh do môi trường và nguồn nhiễu do sự phản xạ trở lại của âm thanh.
Độ chính xác của định vị thuỷ âm:
- Độ chính xác của hệ thống được phụ thuộc dựa trên độ chính xác của hệ thống mốc tín hiệu thuỷ âm.
- Độ chính xác phụ thuộc vào hiệu ứng khúc xạ âm được xác định và hạn chế như thế nào. Điều này đặc biệt quan trọng và cần lưu ý đối với các khu vực có các thiết bị cố định đang hoạt động như hệ thống dàn khoan ngầm. Tại các khu vực này, hệ thống LBL sẽ mang lại độ chính xác cao hơn so với hệ thống USBL và SBL.
- Độ chính xác phụ thuộc vào các hệ số khúc xạ.
- Độ chính xác phụ thuộc vào các tần số đang được sử dụng, khi tần số tăng thì độ chính xác cũng tăng nhưng hiệu năng sẽ bị giảm đi.
- Sự tiên tiến của hệ thống phần mềm sử dụng để tính toán dữ liệu định vị.
- Mối quan hệ hình học giữa các thiết bị thuỷ âm.
Ứng dụng thực tiễn của định vị thủy âm
Phương pháp định vị dựa trên tín hiệu thủy âm được ứng dụng trong đa dạng công việc, cụ thể là:
- Ứng dụng chủ yếu trong trắc địa công trình biển: Định vị đế giàn khoan, định vị đường ống dẫn dầu, lắp đặt cáp,…
- Ứng dụng trong công tác hải dương học: Nghiên cứu về biển, tìm các rặng san hô, xác định các luồng cá,…
- Xây dựng lưới khống chế đáy biển nhằm phục vụ công tác khảo sát, đo đạc biển, cũng như công tác xây dựng các công trình dưới biển,…
Hiện nay, Công ty TNHH Đất Hợp đang cung cấp đa dạng các loại thiết bị định vị dưới nước bằng thủy âm như SONARDYNE USBL/LBL (SCOUT, RANGER, FUSION), được sử dụng rộng rãi trong định vị thi công dưới mặt nước, thả cáp/ống, định vị dàn khoan, Side Scan Sonar, ROV, AUV, người nhái…
Để được tư vấn chi tiết theo từng nhu cầu công việc, quý khách hàng hãy liên hệ đến HOTLINE 0903 825 125 ngay hôm nay!
>>> Xem thêm: Cách giảm sai số định vị trong khảo sát thủy đạc