Bản đồ biển Việt Nam có tầm quan trọng đối việc việc khẳng định chủ quyền và bảo vệ lãnh thổ vùng biển Việt Nam. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu về bản đồ biển Việt Nam cũng như những kiến thức liên quan cần biết về bản đồ biển Việt Nam.
Tầm quan trọng của bản đồ biển Việt Nam
Bản đồ biển Việt Nam là một tài liệu đặc biệt quan trọng được dùng để thể hiện vị trí địa lý, phạm chủ quyền và đường ranh giới của các đảo cũng như vùng biển thuộc trên lãnh thổ của Việt Nam. Thông tin trên bản đồ biển Việt Nam thường bao gồm các nội dung về cảng biển, đảo, ranh giới biển và nguồn tài nguyên biển của Việt Nam cũng như đường biên giới trên biển giữa Việt Nam và các nước lân cận.
Khi quan sát bản đồ biển Việt Nam, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của chủ quyền biển đảo đối với kinh tế biển, an ninh quốc gia và bảo nguồn tài nguyên quý báu từ biển. Mặt khác, bản đồ biển Việt Nam không chỉ được dùng để phục vụ cho quản lý tài nguyên và lãnh thổ mà còn là một công cụ trọng yếu để khẳng định chủ quyền và bảo vệ lãnh thổ đất nước Việt Nam.
Những kiến thức liên quan cần biết về bản đồ biển Việt Nam
– Đường biên giới biển và vùng biển Việt Nam trên bản đồ biển
Đường biên giới trên biển chính là phần ranh giới ở phía ngoài lãnh hải của đảo, lãnh hải của đất liền và lãnh hải của các quần đảo khác của Việt Nam. Đường biên giới này được thể hiện rõ trên bản đồ biển Việt Nam.
Theo đó, vùng biển Việt Nam bao gồm:
- Phía trong đường cơ sở là nội thủy;
- Lãnh hải là phần từ đường cơ sở đi ra 12 hải lý;
- Vùng tiếp giáp lãnh hải là khu vực từ lãnh hải tiếp ra 12 hải lý;
- Vùng đặc quyền kinh tế được tính từ đường cơ sở đi ra 200 hải lý;
- Tiếp đến là thềm lục địa.
– Các tỉnh, thành có biển
Việt Nam có 28 tỉnh/thành có biển hay trực thuộc trung ương có biển. Bên cạnh đó, đường bờ biển của Việt Nam kéo dài từ Quảng Ninh cho đến tận Kiên Giang với quãng đường là 3.260km.
– Số lượng đảo và huyện đảo thuộc lãnh thổ vùng biển Việt Nam
Trên lãnh thổ vùng biển của đất nước Việt Nam ta có đến trên khoảng 4000 hòn đảo lớn và nhỏ khác nhau. Cụ thể:
- Vùng biển phía Đông Bắc có đến hơn 3000 đảo;
- Vùng biển phía Bắc Trung Bộ có đến hơn 40 đảo;
- Các đảo còn lại phân bố ở khu vực vùng biển Tây Nam, Nam Trung Bộ và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Mặt khác, một số đảo hay quần đảo như Trường Sa, Hoàng Sa, Côn Đảo, Phú Quốc, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Thổ Chu, Chàng Tây, Phú Quý, Bạch Long Vĩ,… chính là hệ thống các đảo tiền tiêu có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng. Khu vực này có thể được dùng để lập căn cứ phục vụ cho công tác kiểm soát vùng biển, vùng trời quốc gia hay kiểm soát hoạt động của tàu thuyền, bảo vệ an ninh quốc phòng, kinh tế biển, đồng thời bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
Trước năm 2021, Việt Nam có 12 huyện đảo gồm Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quốc, Phú Quý, Cát Hải, Vân Đồng, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Cồn Cỏ, Cô Tô, Lý Sơn, Kiên Hải. Thế nhưng, kể từ ngày 1/1/2021, huyện đảo Phú Quốc chính thức trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Kiên Giang, từ đó Việt nam có tổng cộng 11 huyện đảo.
Ngoài ra, một số điểm nổi bật và quan trọng của đảo và huyện đảo tại Việt Nam có thể kể đến như:
- Các đảo lớn tại Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi phục vụ cho kinh tế xã hội như Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Côn Đảo, Cát Bà, Phú Quốc, Phú Quý.
- Các đảo có vị trí gần đất liền có thể phát triển mạnh về nghề cá, du lịch hay bảo vệ an ninh trật tự vùng biển và bờ biển như Phú Quý, Côn Sơn, Bạch Long Vĩ.
- Đảo Phú Quốc có diện tích 574km2 và là đảo lớn nhất Việt Nam. Bên cạnh đó Phú Quốc còn là thiên đường du lịch, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
- Quần đảo Cát Bà có 367 đảo lớn nhỏ và là quần đảo có nhiều đảo nhất.
- Vịnh Hạ Long gồm đến 1.969 hòn đảo lớn nhỏ với hình dáng khác nhau. Đây là địa danh có nhiều đảo nhỏ nhất Việt Nam và là nơi thu hút nhiều khách tham quan từ trong và ngoài nước.
- Bãi biển dài nhất Việt Nam là Trà Cổ với độ dài đến 17km.
- Huyện đảo Lý Sơn có mật độ dân số đến hơn 2.000 người/km2 và là huyện đảo có mật độ dân số cao nhất.
– Các thực thể địa lý mà quần đảo Trường Sa đang quản lý
Quần đảo Trường Sa hiện nay đang quản lý tổng cộng đến 21 thực thể địa lý. Trong đó bao gồm 7 cồn/đảo san hô cùng với 14 rạn san hô. Có thể thấy rằng, quần đảo Trường Sa có tầm quan trọng to lớn đối với tài nguyên thiên nhiên Việt Nam, cũng như mang tính chiến lược đối với phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh vùng biển và chủ quyền biển Việt Nam. Xem thêm: NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI ĐỊA HÌNH ĐÁY BIỂN KHU VỰC ĐẢO TRƯỜNG SA>>>
Vùng biển đảo có vai trò đặc biệt trong phát triển kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng Việt Nam. Hy vọng rằng với những thông tin trên có thể giúp bạn đọc hiểu thêm về bản đồ biển Việt Nam và những kiến thức liên quan khác.
Hiện nay, tại Đất Hợp đang cung cấp các thiết bị và giải pháp phục vụ cho đo đạc, khảo sát biển. Để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết, hãy liên hệ đến HOTLINE 0903 825 125 ngay hôm nay!
>>> Xem thêm: Khảo sát xây dựng công trình điện gió trên biển sử dụng thiết bị nào?