AIS là hệ thống thông tin liên lạc được sử dụng phổ biến trong theo dõi tàu biển, cho phép trao đổi thông tin vị trí, hướng và tốc độ. Cụ thể hệ thống AIS được sử dụng để theo dõi tàu biển như thế nào? Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
AIS là gì?
AIS (Automatically Identification System) là một hệ thống thông tin liên lạc trợ giúp hàng hải, cho phép các tàu trao đổi những thông tin về nhận dạng vị trí, hướng, tốc độ với nhau hoặc trao đổi với các trạm trên bờ.
Những thông tin này giúp các phương tiện khi hành hải tránh bị va chạm với nhau, ngoài ra có thể trao đổi các thông tin như trợ giúp khi có sự cố, thông tin thời tiết… Khi kết hợp AIS với một thiết bị thông tin liên lạc khác, AIS còn được ứng dụng trong các trường hợp khẩn cấp, cứu hộ, cứu nạn trên biển.
AIS hoạt động trên băng tần VHF hàng hải dùng để nhận biết thông tin giữa phương tiện thủy có trang bị AIS và các đối tượng bên ngoài trong phạm vi phủ sóng VHF. AIS cho phép các phương tiện thủy chủ động chia sẻ các thông tin của mình với các phương tiện, Đài Thông tin duyên hải (TTDH) hoạt động trong khu vực lân cận, các trạm BTS – Base Transceiver Station và cơ quan quản lý hàng hải.
Theo dõi tàu biển với hệ thống tự động nhận dạng AIS
Thu thập, giải mã dữ liệu AIS thu được từ các đối tượng và truyền dẫn về Trung tâm xử lý dữ liệu; Tổng hợp dữ liệu AIS thu thập được, sàng lọc, xử lý và lưu trữ lại; Hiển thị dữ liệu, thông tin AIS lên bản đồ điện tử. Ngoài ra, trên bản đồ điện tử còn hiển thị các đối tượng khác như đèn biển, phao luồng, tiêu phục vụ nhu cầu quản lý của các cơ quan nhà nước; Theo dõi tàu biển; Tra cứu đối tượng trên bản đồ.
Hệ thống tự động nhận dạng AIS được ứng dụng để theo dõi tàu biển, cụ thể như:
- Hiển thị trên màn hình thiết bị AIS kết hợp với hải đồ điện tử ENC giúp tàu thuyền định vị và định hướng hành hải chính xác trong mọi điều kiện thời tiết.
- Cung cấp cho người đi biển các thông tin chi tiết về báo hiệu hàng hải (tên báo hiệu, vị trí chính xác của báo hiệu, các thông tin về điều kiện thủy hải văn tại báo hiệu,…) một cách trực tiếp, liên tục.
- Giúp người quản lý phát hiện nhanh chóng sự sai lệch vị trí và một số đặc tính khác của các báo hiệu nổi.
- Cho phép thiết lập các báo hiệu giả đối với các báo hiệu hàng hải thực không được lắp báo hiệu AIS và các báo hiệu giả trong điều kiện chưa cho phép thiết lập các báo hiệu thực.
- Có khả năng lưu trữ một lượng thông tin rất lớn về quá trình hoạt động hàng hải của tàu thuyền trong khu vực và có thể hiển thị lại khi có yêu cầu (tên tàu, số nhận dạng MMSI, tốc độ và hướng hành trình, điểm xuất phát, điểm đến tiếp theo, loại hàng hóa vận chuyển, danh sách và trích ngang thuyền viên, vết tàu hành trình,…), kết nối với hệ thống VTS phục vụ tốt cho công tác quản lý cảng và tìm kiếm cứu nạn.
- Kết nối Internet để chia sẻ thông tin về ATHH giữa các cơ quan chức năng có liên quan trong nước và quốc tế.
Ngoài những lợi ích khi ứng dụng AIS trong theo dõi tàu thuyền, người sử dụng cũng phải đối mặt với một số thách thức nhất định như:
- Độ chính xác: Độ chính xác của dữ liệu AIS có thể khác nhau tùy thuộc vào chất lượng của bộ thu AIS và vị trí phương tiện.
- Quyền riêng tư: Dữ liệu AIS có thể được sử dụng để theo dõi chuyển động của phương tiện. Điều này gây lo ngại về quyền riêng tư đối với một số người.
- Bảo mật: Dữ liệu AIS có thể bị can thiệp trái phép bởi các bên thứ 3. Điều này có thể được sử dụng cho các mục đích xấu, chẳng hạn như theo dõi các phương tiện cho mục đích khủng bố, cướp.
Mặc dù có những thách thức nhất định, nhưng dữ liệu AIS vẫn là một nguồn tài nguyên quý giá có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau và có xu hướng sẽ ngày càng phát triển trong tương lai.
AIS là công cụ hỗ trợ đắc lực đối với hoạt động hàng hải hay cụ thể là theo dõi tàu biển. Nếu có nhu cầu, cần tư vấn về dữ liệu AIS, cũng như quản lý báo hiệu hàng hải tích hợp AIS, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0903 825 125 để được hỗ trợ chi tiết nhất!
>>> Xem thêm: Đối tượng tàu thuyền đăng kiểm bắt buộc lắp đặt hệ thống AIS