Thiết bị Sonar dưới nước chỉ những thiết bị sử dụng sóng âm để định vị, phát hiện và đo lường dưới nước bằng cách phát ra xung âm tần số cao. Đây được xem là những thiết bị không thể thiếu trong hoạt động khảo sát và đo đạc biển. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng để đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định, người dùng cần lưu ý một số điểm nhất định.
Thiết bị Sonar dưới nước là gì?
Thiết bị Sonar dưới nước, hay còn gọi là máy dò âm thanh dưới nước, là một thiết bị sử dụng sóng âm để phát hiện, đo lường và định vị các vật thể dưới nước. Sonar hoạt động bằng cách phát ra các xung âm tần số cao và thu lại tín hiệu phản hồi từ các vật thể dưới nước. Dựa vào thời gian cần thiết để sóng âm đi và quay lại, thiết bị sonar có thể xác định vị trí, kích thước và hình dạng của các vật thể dưới nước.
Thiết bị sonar dưới nước có thể được gắn trên tàu thuyền, tàu ngầm hoặc ROV (tàu ngầm điều khiển từ xa).
Những lưu ý khi sử dụng thiết bị Sonar dưới nước
– Phải có tấm che cho đầu dò thiết bị Sonar dưới nước
Đầu dò máy đo sâu hay các loại thiết bị Sonar dưới nước thường được bao phủ bởi Polyurethane. Ánh nắng trực tiếp có thể làm khô Polyurethane, khiến nó bị nứt và trở nên giòn. Nếu thiết bị Sonar được gắn bên hông tàu, khi không sử dụng, quan trọng là phải có tấm che cho đầu Sonar khi nó được dựng lên và ở vị trí cất gọn.
Đã có một số lượng nhỏ hệ thống cần phải sửa chữa rất tốn kém do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và Polyurethane bị khô. Các tấm phủ bảo vệ đầu dò có màu màu sáng hoạt động rất tốt.
– Rửa sạch đầu dò thiết bị Sonar dưới nước khi lấy lên trên mặt nước
Khi lấy đầu dò lên trên mặt nước thì phải rửa sạch bằng nước sạch; bao gồm đầu dò tốc độ âm thanh. Khuyến cáo trong quá trình rửa nên kiểm tra đầu sonar xem có dấu hiệu hư hỏng nào không.
Một số cách lắp đặt khiến phần đầu dò được ngâm trong nước đủ lâu để có sự phát triển của các sinh vật biển trên phần đầu Sonar. Nếu các thiết bị này được lắp đặt cố định trên thân tàu, chúng ta phải tiến hành áp dụng 1 số phương pháp để bảo vệ đầu dò như sơn phủ, các hóa chất chống vi sinh vật phát triển trên bề mặt, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
– Làm sạch đầu dò thiết bị Sonar dưới nước bằng các phương pháp chuyên dụng
Khi đầu Sonar có sự phát triển của các sinh vật biển thì phải tiến hành loại bỏ. Sự phát triển của các sinh vật biển này, trên đầu Sonar sẽ làm giảm công suất bức xạ truyền đi (ở cụm phát tín hiệu) và giảm độ nhạy thu (ở cụm thu tín hiệu). Sự phát triển của các sinh vật biển cũng có thể tấn công lớp phủ Polyurethane gây hư hỏng vật lý.
Trước tiên, hãy cố gắng loại bỏ càng nhiều vi sinh vật càng tốt bằng các công cụ không phải kim loại, không có khả năng mài mòn, chẳng hạn như các loại xốp dùng để rửa bát đĩa. Một cái nạo phẳng, bằng gỗ, giống như cái muỗng xới cơm cũng có tác dụng. Điều quan trọng là phải thực hiện chậm rãi và không cố gắng loại bỏ đồng thời các vi sinh vật bám trên đầu Sonar ngay lần thử đầu tiên.
Thứ hai, bạn cũng có thể sử dụng một số chất lỏng có tính axit nhất định, chẳng hạn như Barnacle Buster. Nó chứa 85% Axit Photphoric và phải pha loãng xuống 20%. Thời gian tiếp xúc với thiết bị phải được giới hạn dưới 5 phút.
Có một số chất tẩy rửa gia dụng có tác dụng. Một số chất tẩy rửa vòi sen và bồn tắm được thiết kế để loại bỏ cặn vôi (ví dụ như Limeaway) và chúng sẽ có tác dụng. Hầu hết chúng có dung dịch Axit Photphoric rất yếu.
Điều chính là bạn phải thực hiện thật chậm và không sử dụng bất kỳ công cụ cơ học nào (chẳng hạn như máy mài) và trên thực tế, không sử dụng gì ngoài lực tay và các miếng đệm xốp hoặc dụng cụ cạo phi kim loại. Sau khi làm sạch bằng tay, tiếp tục dùng dung dịch Axit Photphoric pha loãng để gõ bỏ các vi sinh vật bám vào thiết bị Sonar dưới nước.
Hy vọng với những chia sẻ trên, Đất Hợp có thể giúp bạn sử dụng thiết bị Sonar dưới nước được hiệu quả và bền lâu nhất có thể. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về thiết bị, phần mềm sử dụng trong khảo sát và đo đạc biển, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0903 825 125 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhanh nhất!
>>> Xem thêm: So sánh Side Scan Sonar và Multibeam