Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 được ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Mục đích của việc lập bản đồ địa chính
Quy phạm này được thống nhất trong cả nước, do đó khi đo đạc, thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 hoặc thực hiện các công việc khác có liên quan đến bản đồ địa chính phải tuân theo các quy định trong Quy phạm này.
Mục đích của việc lập bản đồ địa chính là:
- Làm cơ sở để quản lý các vấn đề liên quan đến đất đai như: Đăng ký quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê hay thu hồi đất, đền bù đất, giải phóng mặt bằng, cấp đất mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật.
- Xác nhận địa giới hành chính của các cấp xã, phường, thị trấn; quận, huyện; tỉnh, thành phố.
- Xác nhận hiện trạng đất đai, thể hiện các biến động của đất và làm cơ sở để chỉnh lý các biến động của thửa đất trong đơn vị hành chính xã.
- Làm cơ sở cho việc lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất, xây dựng khu dân cư, đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, thiết kế công trình dân dụng, đo vẽ công trình ngầm.
- Làm cơ sở để giải quyết các khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai cũng như thanh tra tình trạng sử dụng đất.
- Làm cơ sở để thống kê và kiểm kê đất đai, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai các cấp.
Yêu cầu trong việc chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ địa chính
Việc chọn tỷ lệ để đo vẽ bản đồ địa chính cần dựa trên:
- Yêu cầu, nhiệm vụ của công tác quản lý đất đai.
- Giá trị kinh tế sử dụng đất.
- Mức độ khó khăn của hệ thống giao thông, kinh tế.
- Mức độ chia cắt địa hình.
- Độ che khuất.
- Quan hệ xã hội.
- ..v..v..
Của từng khu vực và:
- Mật độ thửa trung bình trên một (01) hecta.
- Quy hoạch phát triển kinh tế, sử dụng đất của khu vực trong đơn vị hành chính.
Các tỷ lệ cơ bản khi đo vẽ bản đồ địa chính bao gồm:
- Đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối hoặc đất nông nghiệp khác: 1:1000 hoặc 1:500. Nếu đất sản xuất nông nghiệp nhỏ, hẹp, hoặc nằm xen kẽ trong khu vực đất đô thị thì tỷ lệ đo vẽ bản đồ địa chính là 1:1000 hoặc 1:500 (phải được quy định rõ trong thiết kế kỹ thuật, dự toán công trình).
- Đất phi nông nghiệp (đất ở và đất chuyên dùng):
+ Đất ở các thành phố lớn, thửa đất nhỏ hẹp, xây dựng chưa theo quy hoạch, khu vực đất có giá trị kinh tế sử dụng cao: 1:200 hoặc 1:500.
+ Đất ở các thành phố, thị xã, thị trấn lớn, khu dân cư có ý nghĩa kinh tế/văn hóa quan trọng: 1:500 hoặc 1:1000.
+ Đất ở khu dân cư vùng nông thôn: 1:1000 hoặc 1:2000. - Đất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp: 1:5000 hoặc 1:10000.
- Đất đồi núi, khu duyên hải (chưa sử dụng, lớn): 1:10000.
- Đất chưa sử dụng; đất chuyên dùng, tôn giáo/tín ngưỡng, nghĩa trang, sông, suối, có mặt nước chuyên dùng, phi nông nghiệp (nằm xen kẽ các loại đất trên): Tỷ lệ đo vẽ cùng với loại đất của bản đồ địa chính với loại đất trên bản đồ.
2 phương pháp thành lập bản đồ địa chính gốc
Trong đo vẽ thành lập bản đồ địa chính gốc cần áp dụng công nghệ số và dựa trên 2 phương pháp sau:
- Phương pháp đo đạc trực tiếp trên mặt đất (phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa).
- Phương pháp đo vẽ ảnh chụp từ máy bay không người lái.
Đặc biệt, đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10.000, khi thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ ảnh chụp từ máy bay không người lái cần phải thực hiện đủ 2 bước:
- Bước 1: Đo vẽ thành lập bản đồ địa chính cơ sở.
- Bước 2: Đo vẽ bổ sung cho bản đồ địa chính cơ sở để thành lập bản đồ địa chính gốc.
12 trường hợp cần thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính, bản trích đo địa chính
Việc chỉnh lý bản đồ địa chính và bản trích đo địa chính được thực hiện khi xảy ra ít nhất 1 trong các trường hợp sau:
- Có xuất hiện thửa đất mới.
- Có sự thay đổi về ranh giới thửa đất.
- Có sự thay đổi về diện tích đất.
- Có sự thay đổi về mục đích sử dụng đất.
- Trên đất có xuất hiện đường giao thông, công trình thủy lợi hay các công trình theo tuyến khác mới.
- Có sự thay đổi về các mốc và đường địa giới hành chính các cấp.
- Có sự thay đổi về mốc giới và hành lang an toàn của công trình, chỉ giới quy hoạch sử dụng đất.
- Có sự thay đổi hoặc quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất mới được duyệt, có ảnh hưởng đến thửa đất.
- Có sự thay đổi về địa danh và các ghi chú trên bản đồ địa chính, bản trích đo địa chính.
- Có sự thay đổi về địa hình ảnh hưởng đến ranh giới sử dụng đất.
- Bản đồ địa chính/bản trích đo địa chính đã thành lập nhưng chưa đăng ký quyền sử dụng đất, kê khai hiện trạng đất hoặc đã đăng ký/kê khai nhưng chưa được chấp nhận.
- Bản đồ địa chính/bản trích đo địa chính đã là tài liệu trong hồ sơ địa chính nhưng không được cập nhật đầy đủ, thường xuyên những thay đổi theo quy định 11 điều trên (ở Khoản 1.18 của Quy phạm này).
Ngoài ra, bạn đọc có thể xem chi tiết các thông tin về:
- Cơ sở toán học và độ chính xác đo đạc, lập bản đồ địa chính.
- Nội dung bản đồ, nguyên tắc biểu thị nội dung bản đồ.
- Lưới địa chính.
- Lưới độ cao kỹ thuật.
- Lưới khống chế đo vẽ.
- Đo vẽ nội dung bản đồ địa chính.
- Chuẩn dữ liệu bản đồ địa chính. Trao đổi dữ liệu.
- Thành lập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính cấp xã.
- Kiểm tra, nghiệm thu, đóng gói, giao nộp và lưu trữ tài liệu.
- Cập nhật, chỉnh lý bản đồ địa chính.
Trong văn bản: Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000
>>> Xem thêm: Sử dụng công nghệ RTK để cập nhật bản đồ địa chính