Công trình thủy lợi là hạng mục công trình quan trọng tại Việt Nam. Công trình thủy lợi được phân loại và phân cấp như thế nào? Nguyên tắc nào cần tuân thủ khi đầu tư vào xây dựng công trình thủy lợi?
Công trình thủy lợi là gì?
Theo Luật thủy lợi 2017 định nghĩa: “Công trình thủy lợi là công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm hồ chứa nước, đập, trạm bơm, cống, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và các công trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi.”
Phân loại công trình thủy lợi
Công trình thủy lợi được phân loại dựa trên quy mô, nhiệm vụ, tầm quan trọng của công trình và mức độ rủi ro vùng hạ du, bao gồm:
- Công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt.
- Công trình thủy lợi lớn.
- Công trình thủy lợi vừa.
- Công trình thủy lợi nhỏ.
Thêm vào đó, trong Nghị định số 67/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, có phân loại cụ thể 10 công trình thủy lợi sau:
- Đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt.
- Đập, hồ chứa nước lớn.
- Đập, hồ chứa nước vừa.
- Đập, hồ chứa nước nhỏ.
- Trạm bơm.
- Cống.
- Hệ thống dẫn, chuyển nước.
- Đường ống.
- Bờ bao thủy lợi.
- Hệ thống công trình thủy lợi.
Phân cấp công trình thủy lợi
Việc phân cấp công trình thủy lợi nhằm mục đích để thiết kế công trình và quản lý các nội dung khác được quy định trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các quy định của pháp luật có liên quan.
Nguyên tắc xác định cấp công trình thủy lợi là: Xác định cấp công trình thủy lợi theo năng lực mà công trình phục vụ, khả năng lưu trữ nước của hồ chứa, đặc tính kỹ thuật và điều kiện địa chất nền của các công trình trong cụm đầu mối. Cấp công trình thủy lợi là cấp cao nhất trong số các cấp xác định theo mỗi tiêu chí trên.
Nhà nước Việt Nam đã phân cấp công trình thủy lợi thành 4 cấp như sau:
- Công trình thủy lợi cấp đặc biệt.
- Công trình thủy lợi cấp I.
- Công trình thủy lợi cấp II.
- Công trình thủy lợi cấp III.
- Công trình thủy lợi cấp IV.
Dưới đây là bảng phân cấp công trình thủy lợi dựa theo quy mô, công suất của công trình:
TT | Loại công trình | Tiêu chí phân cấp | Cấp công trình | ||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Đặc biệt | Cấp I | Cấp II | Cấp III | Cấp IV | |||
1 | Công trình cấp nước (cho diện tích được tưới) hoặc tiêu thoát nước (diện tích tự nhiên khu tiêu) | Diện tích (nghìn ha) | > 50 | > 10÷ 50 | > 2÷ 10 | ≤ 2 | |
2 | Hồ chứa nước (dung tích ứng với mực nước dâng bình thường) | Dung tích (triệu m3) | > 1.000 | > 200÷ 1.000 | > 20÷ 200 | ≥ 3÷ 20 | < 3 |
3 | Công trình cấp nước nguồn chưa xử lý cho các ngành sử dụng nước khác | Lưu lượng (m3/s) | > 20 | > 10÷ 20 | > 2÷ 10 | ≤ 2 |
Và bảng phân cấp công trình theo đặc tính kỹ thuật:
TT | Loại công trình | Tiêu chí phân cấp | Cấp công trình | ||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Đặc biệt | Cấp I | Cấp II | Cấp III | Cấp IV | |||
1 | Đập đất, đập đất – đá các loại | ||||||
1.1 | Nền là đá | Chiều cao đập (m) | > 100 | > 70÷ 100 | > 25÷ 70 | > 10÷ 25 | ≤ 10 |
1.2 | Nền là đất cát, đất hòn thô, đất sét ở trạng thái cứng và nửa cứng | > 35÷ 75 | > 8÷ 15 | ≤ 8 | |||
1.3 | Nền là đất sét bão hòa nước ở trạng thái dẻo | > 15÷ 25 | > 5 ÷ 15 | ≤ 5 | |||
2 | Đập bê tông, bê tông cốt thép các loại và các công trình thủy lợi chịu áp khác | ||||||
2.1 | Nền là đá | Chiều cao đập (m) | > 100 | > 60÷ 100 | > 25÷ 60 | > 10÷ 25 | ≤ 10 |
2.2 | Nền là đất cát, đất hòn thô, đất sét ở trạng thái cứng và nửa cứng | > 25÷ 50 | > 10÷ 25 | > 5÷ 10 | ≤ 5 | ||
2.3 | Nền là đất sét bão hòa nước ở trạng thái dẻo | > 10÷ 20 | > 5÷ 10 | ≤ 5 | |||
3 | Tường chắn | ||||||
3.1 | Nền là đá | Chiều cao tường (m) | > 25 ÷ 40 | > 15÷ 25 | > 8÷ 15 | ≤ 8 | |
3.2 | Nền là đất cát, đất hòn thô, đất sét ở trạng thái cứng và nửa cứng | > 12÷ 20 | > 5÷ 12 | ≤ 5 | |||
3.3 | Nền là đất sét bão hòa nước ở trạng thái dẻo | > 10÷ 15 | > 4÷ 10 | ≤ 4 |
(Phụ lục II, BẢNG PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, kèm theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP)
>>> Xem thêm: Giải pháp quan trắc đập thủy điện, thủy lợi của Trimble
Nguyên tắc trong đầu tư xây dựng công trình thủy lợi
Việc đầu tư vào xây dựng công trình thủy lợi được Nhà nước Việt Nam quy định rất rõ trong Điều 16, Luật thủy lợi 2017 như sau:
- Những hạng mục công trình thủy lợi được Nhà nước đầu tư là:
+ Công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, thủy lợi lớn, thủy lợi khó huy động các nguồn lực xã hội, hồ chứa nước ở vùng khan hiếm nước.
+ Công trình thủy lợi kết hợp phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai.
+ Công trình thủy lợi ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng bị ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu.
- Những hạng mục công trình thủy lợi được tổ chức, cá nhân đầu tư là:
+ Công trình thủy lợi nhỏ.
+ Công trình thủy lợi nội đồng.
Những nguyên tắc cần nắm rõ khi đầu tư xây dựng công trình thủy lợi như sau:
- Cần tuân thủ các điều kiện của pháp luật về đầu tư, xây dựng và quy định pháp luật liên quan khác.
- Phải tính đến khả năng điều hòa, chuyển, phân phối, sử dụng nước giữa công trình thủy lợi và nguồn nước khác.
- Tính toán chặt chẽ các yếu tố về địa chất, địa chấn để bảo đảm an toàn cao nhất cho công trình và con người.
Một số yêu cầu khi đầu tư xây dựng công trình thủy lợi
Các yêu cầu cần tuân thủ khi đầu tư vào xây dựng công trình thủy lợi được quy định tại Khoản 1, Điều 17, Luật thủy lợi 2017. Cụ thể như sau:
- Công trình thủy lợi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch thủy lợi của vùng.
- Cần nghiên cứu và đưa ra các giải pháp xây dựng nhằm giảm thiểu tổn thất nước và diện tích đất phải sử dụng.
- Có sự tính toán đến yếu tố kết nối giữa các công trình thủy lợi với nhau, giữa công trình thủy lợi với công trình hạ tầng kỹ thuật liên quan khác, giữa các vùng và nguồn nước.
- Công trình thủy lợi cần đồng bộ từ công trình đầu mối đến công trình nội đồng, khép kín trong hệ thống công trình thủy lợi.
- Có sự kết hợp hài hòa giải pháp công trình và phi công trình.
- Bố trí đủ nguồn lực để thi công công trình trong giai đoạn vượt lũ, chống lũ an toàn.
- Bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trong quá trình xây dựng.
Trên đây là những chia sẻ của Đất Hợp về công trình thủy lợi. Hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ cho chúng tôi qua HOTLINE 0903 825 125 để được giải đáp nhanh chóng nhé!
>>> Xem thêm: Công trình thủy lợi có những phương pháp quan trắc chính nào theo quy định của Nhà nước?