Công nghệ GNSS là một công nghệ hiện đại, được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống. Và trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là công tác đo đạc và thi công công trình, công nghệ GNSS có vai trò quan trọng giúp tối ưu hóa quá trình đo đạc và thi công. Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu chi tiết hơn về ứng dụng của GNSS trong xây dựng cũng như những lợi ích cụ thể của GNSS trong đo đạc và thi công công trình qua bài viết dưới đây.
Công nghệ GNSS là gì?
GNSS được biết đến là một hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (Global Navigation Satellite System), bao gồm mạng lưới các hệ thống vệ tinh khác nhau đặt trên quỹ đạo của vũ trụ, phổ biến nhất là 4 hệ thống vệ tinh GPS của Mỹ, GLONASS của Nga, Galileo của Liên minh châu và Beidou của Trung Quốc.
Hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu cho phép người dùng xác định vị trí chính xác ở bất kỳ điểm nào trên Trái Đất.
Ngày nay, có rất nhiều thiết bị được tích hợp các công nghệ GNSS khác nhau, giúp người dùng đo đạc và thu thập dữ liệu về vị trí chính xác, ví dụ công nghệ GNSS được tích hợp trên xe, phương tiện bay không người lái, điện thoại thông minh… mang đến nhiều ứng dụng hữu ích cho người dùng.
Đặc biệt, công nghệ GNSS được tích hợp trong các thiết bị định vị vệ tinh GNSS – đây là các thiết bị chuyên dụng để thu thập dữ liệu về vị trí, hỗ trợ hiệu quả cho các công tác đo đạc yêu cầu cao về độ chính xác, trong đó có xây dựng.
Ứng dụng của GNSS trong xây dựng
Trong ngành xây dựng, công nghệ GNSS được ứng dụng khá rộng rãi, mang đến nhiều cải tiến đáng kể về hiệu suất làm việc cũng như độ chính xác của quá trình đo đạc và thi công. Cụ thể như sau:
- Ứng dụng GNSS trong đo đạc và lập bản đồ: Công nghệ GNSS cho phép các kỹ sư xây dựng thực hiện các công việc liên quan đến đo đạc và lập bản đồ một cách chính xác và nhanh chóng hơn. Nhờ các thiết bị định vị GNSS có độ chính xác cao, kỹ sư đo đạc có thể tạo ra được nhiều loại bản đồ kỹ thuật chi tiết về địa hình, địa chất cũng như cơ sở hạ tầng… tạo cơ sở dữ liệu hữu ích cho công tác lập kế hoạch và thiết kế công trình xây dựng.
- Ứng dụng GNSS trong thi công công trình: Trong quá trình thi công công trình, công nghệ GNSS được sử dụng để xác định vị trí phục vụ cho công tác đào đất, đặt móng, xây dựng cột hay lắp đặt cấu trúc… Các thiết bị định vị/module GNSS được gắn trên máy móc và công cụ thi công giúp công tác theo dõi vị trí và hiệu quả công việc được diễn ra liên tục theo thời gian thực, giám sát được tiến độ thi công, đảm bảo công việc được thực hiện theo đúng kế hoạch, giảm thiểu sai sót và lãng phí thời gian cũng như tài nguyên, chi phí.
Bên cạnh 2 ứng dụng chính kể trên, công nghệ GNSS cũng được sử dụng cho các ứng dụng khác trong ngành xây dựng như:
- Định vị phương tiện và thiết bị: Giúp bảo vệ tài sản và ngăn chặn mất mát, trộm cắp.
- Định vị an toàn lao động: Giúp theo dõi vị trí của công nhân để ngăn chặn sự cố và tai nạn không mong muốn.
- Định vị trong điều kiện xây dựng phức tạp: Giúp theo dõi và điều hướng các hoạt động thi công khi ở trong môi trường khó khăn và không gian hạn chế như cầu, đường hầm, các công trình dưới lòng đất…
Lợi ích khi sử dụng GNSS trong đo đạc và thi công công trình
Sử dụng GNSS trong đo đạc và thi công công trình mang đến nhiều lợi ích đáng kể như:
– Giúp nâng cao độ chính xác của công trình:
Mức độ chính xác tối đa mà các công nghệ GNSS hiện đại có thể cung cấp được là milimet, giúp đảm bảo các hoạt động đo đạc và thi công công trình mang lại độ chính xác cao. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thiểu các sai số của công trình xảy ra trong quá trình đo đạc, giúp kỹ sư xây dựng và nhà thầu công trình đưa ra được các quyết định đúng đắn trong quá trình thi công.
Trimble R780 là thiết bị định vị GNSS hiện đại do hãng Trimble sản xuất, được tích hợp một loạt công nghệ GNSS tiên tiến như: Công nghệ Trimble Inertial Platform – cung cấp khả năng bù nghiêng dựa trên IMU và khả năng miễn ảnh hưởng bởi từ tính; công nghệ Trimble ProPoint GNSS để cải thiện độ chính xác và năng suất trong các điều kiện GNSS hạn chế; công nghệ Trimble Maxwell 7 GNSS ASIC giúp tối ưu hóa khả năng thu tín hiệu vệ tinh; công nghệ Trimble xFill giúp khắc phục sự cố mất sóng tín hiệu…
– Giúp tiết kiệm chi phí và thời gian đo đạc, thi công:
Sử dụng công nghệ GNSS trong đo đạc và thi công công trình giúp tăng cường hiệu suất làm việc và giảm thiểu các thời gian đo đạc và thi công ngoài công trình nhờ vào khả năng thu thập dữ liệu chính xác, có độ tin cậy cao. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu chi phí lao động mà còn giúp giảm các chi phí liên quan đến vận hành và bảo trì, bảo dưỡng thiết bị.
Thêm vào đó, hiệu suất thực hiện dự án cũng được nâng cao giúp rút ngắn được thời gian thực hiện dự án, giúp tối ưu hóa lợi nhuận và các rủi ro về tài chính khác.
– Giúp quản lý dự án xây dựng hiệu quả hơn:
Dữ liệu thu thập được từ các thiết bị GNSS cho phép người dùng theo dõi và quản lý các nguồn lực cũng như vật liệu và thiết bị xây dựng hiệu quả hơn, đồng thời cung cấp các thông tin chính xác để tối ưu hóa lịch trình sử dụng nguồn lực, thiết bị, giúp tăng cường hiệu suất làm việc và giảm lãng phí tài nguyên.
Thêm vào đó, sử dụng công nghệ GNSS trong đo đạc và thi công công trình còn hỗ trợ cho các cấp quản lý phân tích hiệu suất, hiệu quả của dự án, từ đó đưa ra các quyết định chiến lược để thực hiện dự án hiệu quả nhất.
– Giúp nâng cao an toàn lao động:
An toàn lao động là vấn đề gây nhức nhối cho nhà thầu. Sử dụng công nghệ GNSS trong đo đạc và thi công giúp người quản lý có thể theo dõi vị trí của công nhân và thiết bị trên toàn công trường, giúp ngăn chặn các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra và gây tai nạn không mong muốn, từ đó tạo ra môi trường làm việc an toàn và giảm thiểu các rủi ro liên quan đến tai nạn lao động cho dự án.
Có thể thấy rằng, công nghệ GNSS được ứng dụng khá rộng rãi trong xây dựng và mang lại nhiều lợi ích to lớn. Ứng dụng công nghệ GNSS trong đo đạc và thi công công trình là cách hiệu quả để đảm bảo công việc được thực hiện theo đúng kế hoạch với hiệu suất và chất lượng cao nhất. Để tìm hiểu thêm về các giải pháp ứng dụng công nghệ GNSS trong đo đạc và thi công công trình, hãy liên hệ Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhất!
>>> Xem thêm: Mối tương quan giữa số kênh thu của máy định vị vệ tinh GNSS và số lượng vệ tinh hoạt động trên quỹ đạo