USV được xem là một thiết bị công nghệ cao, có thể được ứng dụng trong công tác khảo sát thủy đạc. Vậy cụ thể, ứng dụng USV trong khảo sát thủy đạc bao gồm các công việc nào? Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan về thiết bị USV
USV – là viết tắt của Unmanned Surface Vehicle – phương tiện nổi không người lái. Phương tiện này hoạt động chủ yếu trên bề mặt vùng nước và được điều khiển từ xa hoặc vận hành hoàn toàn tự động (ASV – Autonomous Surface Vehicle).
Cấu hình của USV phụ thuộc vào mục đích sử dụng của nó. Cấu hình USV bao gồm rất nhiều yếu tố kỹ thuật như mục đích sử dụng, khả năng tải các thiết bị khác, thời gian vận hành, thiết kế thân đơn hay đôi, hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống điều khiển động cơ đều được cân nhắc.
USV căn bản sẽ bao gồm cụm năng lượng (đa số sẽ sử dụng pin), thân đơn hay đôi, số lượng động cơ, hệ thống thông tin liên lạc (khoảng cách bao nhiêu km), hệ thống định vị và khả năng lắp đặt với các thiết bị khảo sát thủy đạc chuyên dụng.
Hiện nay, USV đã dần trở nên phổ biến trong lĩnh vực khảo sát thủy đạc. Đây là một công nghệ đầy hứa hẹn với tiềm năng phát triển trong tương lai và có thể mang tính cách mạng đối với các hoạt động trong môi trường biển. Tham khảo thêm: Lợi ích và thách thức khi sử dụng USV>>>
Ứng dụng USV (Phương tiện nổi không người lái) trong khảo sát thủy đạc
Ban đầu USV được phát triển và sử dụng chủ yếu dành cho các mục đích quân sự từ thế chiến thứ 2. Một số ứng dụng USV cụ thể trong quân sự phục vụ cho các mục đích như rà quét bom mìn hoặc tập kích các mục tiêu từ xa. Sau đó, USV được sử dụng rộng rãi hơn ở thế kỷ 21 bao gồm nghiên cứu biển và giám sát môi trường, vận chuyển hàng hóa và quân sự. Các mục đích khác vẫn đang được nghiên cứu để ứng dụng.
– Ứng dụng USV trong nghiên cứu biển
USV ứng dụng rất nhiều trong việc nghiên cứu biển, vì dễ điều khiển hơn phao neo hoặc phao thả trôi. Mặt khác, giá thành của USV thường rẻ hơn so với tàu khảo sát và tàu nghiên cứu tương đương mà vẫn đảm bảo được khả năng vận hành linh hoạt.
Thông thường, ứng dụng USV trong công tác nghiên cứu biển có xu hướng sử dụng nguồn năng lượng tái tạo từ tự nhiên như mặt trời, gió, sóng,…
– Ứng dụng USV trong giám sát và khảo sát môi trường biển
Kể từ năm 2022, USV được sử dụng chủ yếu dành cho mục đích giám sát môi trường và khảo sát đáy biển (hay khảo sát thủy đạc). Dự kiến trong tương lai, ứng dụng USV có thể sẽ ngày càng phổ biến hơn trong việc theo dõi, giám sát các nơi xa xôi hẻo lánh nhờ vào khả năng hoạt động linh hoạt và giá thành rẻ. Chi phí vận hành thấp là ưu thế của USV khi so sánh với các loại tàu nghiên cứu khác.
Trong công tác khảo sát thủy đạc, USV có thể được trang bị kèm với các thiết bị như máy đo sâu đơn tia, đo sâu đa tia hay các thiết bị đo dòng chảy ADCP. Tùy vào mục đích nhất định mà từng loại USV sẽ đáp ứng riêng cho từng ứng dụng cụ thể.
Ngoài ra, khả năng tiếp cận các vùng nước rất nông, giúp giảm thiểu rủi ro cho con người cùng với độ bền cao đã đem lại cho USV thêm nhiều điểm cộng.
– Ứng dụng USV trong khảo sát thương mại
Trong lĩnh vực khảo sát thương mại, các thiết bị USV thường sử dụng nguồn năng lượng từ pin. Thiết bị có thể hoạt động độc lập hoặc vận hành song song với tàu khảo sát để tăng gấp đôi phạm vi khảo sát và giảm thời gian làm việc tại hiện trường.
Ứng dụng USV (Phương tiện nổi không người lái) trong khảo sát thủy đạc đang được cung cấp tại Đất Hợp
USV CHC Apache 3 được trang bị hệ thống định vị vệ tinh RTK cho phép đo sâu không cần nghiệm triều và máy đo sâu đơn tia được tích hợp sẵn trên phương tiện.
Một số thông số kỹ thuật cơ bản của thiết bị USV CHC Apache 3:
- Kích thước: 1m x 0.65m x 0.3m.
- Tải trọng tối đa: 25kg.
- Khả năng tự quay về khi pin yếu hoặc mất tín hiệu điều khiển.
- Động cơ: 700w.
- Tốc độ tối đa: 5m/s ~ 18kmh.
- Hoạt động liên tục ~ 2h@2m/s.
USV là một trong những thiết bị công nghệ hiện đại ngày càng được mở rộng ứng dụng trong khảo sát thủy đạc. Mọi thắc mắc về ứng dụng USV, cũng như những vấn đề trong đo đạc biển, khảo sát thủy đạc, hãy liên liên hệ ngay đến HOTLINE 0903 825 125 để được hỗ trợ chi tiết!
>>> Xem thêm: Tìm hiểu về Công nghệ đo sâu bằng kỹ thuật giao thoa