So với trước đây, ngày nay máy định vị GNSS đã dần được sử dụng phổ biến hơn so với máy toàn đạc điện tử. Vậy lý do vì đâu mà máy định vị GNSS lại được ưa chuộng? Máy định vị GNSS đã thay thế toàn đạc điện tử như thế nào? Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
- Phân biệt máy định vị GNSS và toàn đạc điện tử
- Máy định vị GNSS đã thay thế toàn đạc điện tử như thế nào?
- – Máy định vị GNSS khắc phục được hạn chế về yêu cầu phải thông hướng ngắm của máy toàn đạc điện tử:
- – Kết quả đo nhận được từ máy định vị GNSS không bị ảnh hưởng bởi địa hình, khoảng cách và thời tiết như máy toàn đạc điện tử:
- – Sử dụng máy định vị GNSS giúp tối ưu thời gian, nhân lực hơn so với máy toàn đạc điện tử:
Phân biệt máy định vị GNSS và toàn đạc điện tử
Hạng mục | Máy định vị GNSS | Máy toàn đạc điện tử |
---|---|---|
Đặc điểm | Máy định vị GNSS là một thiết bị xử lý thông tin được truyền thông qua tín hiệu vô tuyến từ vệ tinh nhằm xác định vị trí trên đất liền, trên không. Để định vị chính xác, máy định vị GNSS cần phải tính được khoảng cách tới 4 vệ tinh và vị trí chính xác của vệ tinh trên quỹ đạo. |
Máy toàn đạc điện tử (Mechanical Total Station) là một thiết bị đo quang điện tử được kết hợp giữa máy đo khoảng cách điện tử (EDM) và máy kinh vĩ. Đây là thiết bị thông dụng được dùng phổ biến trong đo đạc khảo sát. |
Ứng dụng | Máy định vị GNSS được sử dụng để xác định vị trí, đo đạc, khảo sát phục vụ cho xây dựng lưới khống chế tọa độ; đo điểm chi tiết cho thành lập bản đồ địa hình, địa chính; bố trí điểm để chuyển điểm thiết kế ra thực địa; hoặc tính diện tích, bố trí đường cong. | Máy toàn đạc điện tử được sử dụng để đo khoảng cách từ thiết bị đến mục tiêu và đo góc ngang hay góc bằng, từ những thông tin đó có thể tính toán được tọa độ điểm. |
Ưu điểm | – Có khả năng khảo sát tại các khu vực rộng lớn một cách hiệu quả và nhanh chóng. – Không cần thông hướng ngắm giữa những điểm đo. – Có thể được sử dụng tại các khu vực có tầm nhìn bị hạn chế như rừng rậm hoặc đô thị. – Kết quả của phép đo thuộc hệ tọa độ được thống nhất trên toàn thế giới. – Dễ chuyển đổi số liệu thu thập được sang hệ bản đồ tự động. – Hiệu quả về nhân lực, thiết bị thường dễ vận hành và sử dụng. – Tiết kiệm thời gian hơn so với các phương pháp đo đạc truyền thống. |
– Có khả năng đo khoảng cách và cả đo góc, đồng thời có thể xác định tọa độ của một điểm dựa trên khung tọa độ có sẵn.
– Linh hoạt, tính ứng dụng đa dạng cho các công việc khảo sát địa hình, bố trí công trình, đo đạc địa chính,…. – Độ chính xác cao, lý tưởng cho các dự án đòi hỏi độ tin cậy cao. – Có thể sử dụng được tại các khu vực khó tiếp cận như sườn dốc, rừng rậm, miễn là có thể nhìn thấy mục tiêu. |
Nhược điểm | – Phụ thuộc vào tín hiệu vệ tinh, có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như đa đường dẫn do tòa nhà cao tầng hoặc cây cối trong khu vực…,.. – Bị hạn chế bởi các khu vực bầu trời bị cản trở, che khuất. Tuy nhiên, một số dòng máy định vị GNSS hiện nay đã được phát triển và tích hợp nhiều công nghệ hiện đại nhằm khắc phục những nhược điểm trên. Tham khảo thêm: Tổng hợp 7 máy định vị GPS RTK 2 tần số, 3 tần số có độ chính xác cao >>> |
– Cần thông hướng khi đo. – Phạm vi khảo sát bị hạn chế khi sử dụng máy toàn đạc điện tử. – Phạm vi khảo sát bị hạn chế do bị giới hạn bởi tầm nhìn, dẫn đến không thể sử dụng ở những khu vực mà mục tiêu bị che khuất bởi các tòa nhà hoặc các chướng ngại vật khác. |
Máy định vị GNSS đã thay thế toàn đạc điện tử như thế nào?
Qua bảng phân biệt ở phần trên, dễ dàng nhận thấy rằng máy định vị GNSS đã khắc phục được những nhược điểm của máy toàn đạc điện tử. Bên cạnh đó, máy định vị GNSS đã thay thế toàn đạc điện tử với những ưu điểm nổi trội khác.
Những lý do khiến máy định vị GNSS thay thế được cho máy toàn đạc điện tử:
– Máy định vị GNSS khắc phục được hạn chế về yêu cầu phải thông hướng ngắm của máy toàn đạc điện tử:
Khi đo đạc bằng máy toàn đạc điện tử, người dùng cần phải ngắm được mục tiêu để có thể thiết lập được thông số độ cao và định hướng. Đối với các máy định vị GNSS, việc định vị, đo đạc sẽ phụ thuộc chủ yếu vào tín hiệu từ vệ tinh không gian, do đó không yêu cầu về hướng ngắm mục tiêu.
– Kết quả đo nhận được từ máy định vị GNSS không bị ảnh hưởng bởi địa hình, khoảng cách và thời tiết như máy toàn đạc điện tử:
Máy định vị GNSS cải thiện tối đa sai số đo đạc so với máy toàn đạc điện tử. Công nghệ đo GNSS có thể hoạt động xuyên suốt và không bị tác động bởi thời tiết hay địa hình mà vẫn có thể tính toán được chính xác tọa độ điểm. Ngược lại, với máy toàn đạc điện tử, khi đo đạc luôn phải xem xét đến điều kiện thời tiết như ánh sáng mặt trời,…
Điển hình nhất về công nghệ giúp cải thiện độ chính xác và hiệu suất khi làm việc trong khu vực có điều kiện khó khăn không thể không nhắc đến công nghệ Trimble ProPoint GNSS. Đây được xem là một trong những công nghệ tiên tiến nhất để nâng cao độ tin cậy cho người dùng khi sử dụng máy định vị GNSS. Trimble ProPoint GNSS hiện đang được tích hợp trên các dòng máy mới của Trimble như: Trimble Catalyst DA2, Trimble R12/R12i, Trimble R780.
– Sử dụng máy định vị GNSS giúp tối ưu thời gian, nhân lực hơn so với máy toàn đạc điện tử:
Nguồn nhân lực được tiết kiệm đáng kể khi sử dụng máy định vị GNSS do không cần phải thực hiện các công việc như đi gương, ghi sổ, vẽ sơ đồ hoặc phát triển trạm máy. Bên cạnh đó, với khả năng thu thập giá trị tọa độ một cách trực tiếp tại thực địa mà không cần phải tính toán nội nghiệp sẽ giúp tiết kiệm thời gian, tăng hiệu suất công việc đáng kế.
Hy vọng rằng bài viết này đã giải đáp được thắc mắc “Máy định vị GNSS đã thay thế toàn đạc điện tử như thế nào?”. Ngoài ra, nếu còn bất cứ thắc mắc nào về máy định vị GNSS hay máy toàn đạc điện tử, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0903 825 125 để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng nhất!
>>> Xem thêm: Công nghệ GNSS là gì? Giải đáp những thắc mắc cần biết