Mia trắc đạc (trắc địa công trình hay trắc địa xây dựng) là một phụ kiện thường được đi kèm với máy thủy bình nhằm đo độ chênh cao. Mia đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến độ chính xác, mức độ sai số của kết quả đo đạc. Vậy mia trắc đạc là gì, bao gồm những loại nào? Hãy cùng Đất Hợp theo dõi bài viết sau đây để tìm ra lời giải đáp nhé!

Mia trắc đạc là gì?

Mia trắc đạc (trắc địa công trình hay trắc địa xây dựng) về bản chất là một thước dài, cứng được đánh số giữa các khoảng cách và thường được đi kèm với máy thủy bình (tự động, điện tử) như một phụ kiện để phục vụ quá trình đo độ chênh cao.

Mia trắc đạc có nhiều loại, chất liệu và nhiều đơn vị sản xuất khác nhau. Tuy nhiên, nhôm là loại chất liệu được nhiều hãng sản xuất mia lựa chọn vì đặc tính nhẹ, dễ dàng hơn cho việc vận chuyển (so với mia gỗ), vì thế mia trắc đạc làm bằng nhôm còn được gọi tắt là mia nhôm.

Mia trắc đạc thực chất là một thước dài và là phụ kiện đi kèm với máy thủy bình để đo chênh cao.

Hình 1. Mia trắc đạc thực chất là một thước dài và là phụ kiện đi kèm với máy thủy bình để đo chênh cao.

Mia trắc đạc có khoảng cách của độ chia nhỏ nhất lên đến đơn vị centimet (cm) hay milimet (mm) tùy vào từng loại mia. Căn cứ vào vạch chia trên mia trắc đạc, khi thực hiện đo thủy chuẩn hình học, người ta đọc được các số trên mia, từ đó tính ra được kết quả về chênh cao giữa hai điểm đặt mia và khoảng cách từ thiết bị tới mia.

Tùy vào từng loại mia mà độ chia nhỏ nhất sẽ được tính theo đơn vị centimet, milimet hoặc ký hiệu mã vạch.

Hình 2. Tùy vào từng loại mia mà độ chia nhỏ nhất sẽ được tính theo đơn vị centimet, milimet hoặc ký hiệu mã vạch.

Mia thông thường sẽ đi kèm với bọt thủy mia, bọt thủy thường được đặt ở mặt sau của mia. Đây cũng chính là cơ sở để người thực hiện xác định rằng mia đã được đặt thẳng đứng và vuông góc với mặt thủy chuẩn hay chưa.

Bọt thủy nằm trên mia.

Hình 3. Bọt thủy nằm trên mia.

Bên cạnh đó, nhằm thuận tiện cho việc di chuyển, mang theo mia ở những khu vực có địa hình phức tạp, khó khăn, mia được chia thành các đoạn ngắn với chiều dài của mỗi đoạn là 1 mét (đối với mia rút), khi kéo lên sẽ có chiều dài từ 2 đến 5 mét tùy thuộc vào loại mia.

Một số loại mia trắc đạc thông dụng

Mia trắc đạc được phân loại phụ thuộc vào độ chính xác:

  • Mia invar (chia độ hoặc mã vạch): Được sử dụng để đo đạc thủy chuẩn hạng I và hạng II.
  • Mia nhôm: Điển hình dùng trong đo đạc từ hạng III trở xuống.
  • Mia gỗ: Tương tự như mia nhôm, mia gỗ được sử dụng trong đo đạc cho hạng III và IV do yêu cầu về độ chính xác thấp hơn.

Do đó, khi thực hiện các công việc đo đạc, cần phải căn cứ tùy vào cấp hạng của lưới mà sẽ lựa chọn máy thủy bình, cũng như mia phù hợp, đáp ứng được yêu cầu về độ chính xác của mỗi cấp hạng lưới khi đo thủy chuẩn.

Mia Invar mã vạch 2m đang được kinh doanh tại Đất Hợp.

Hình 4. Mia Invar mã vạch 2m đang được kinh doanh tại Đất Hợp.

Trên thị trường hiện nay có 2 loại mia chính, đó là mia mã vạch và mia chia độ bằng cách đánh số (mia nhôm, mia gỗ và invar chia độ):

  • Mia mã vạch (mia invar mã vạch) được sử dụng với máy thủy bình điện tử, do máy đọc nên không yêu cầu cao về độ chính xác.
  • Mia chia độ bằng cách đánh số (mia nhôm, mia gỗ và invar chia độ) sẽ là phụ kiện điển hình cho máy thủy bình tự động, cơ học thông thường, kết quả này là do con người đọc.

Mia trắc địa được sử dụng như thế nào?

– Mia nhôm, mia gỗ: Được sử dụng với máy thủy bình tự động

  • Mia nhôm rút dài 3m, 4m, 5m được dùng trong đo cao thông thường.
  • Mia nhôm, mia gỗ 1 đoạn dài 2m, 3m thường dùng trong đo lưới khống chế.
  • Mia Invar 1 đoạn 2m, 3m thường dùng trong đo quan trắc lún, đo chính xác cao.

– Mia mã vạch (mia invar): Được sử dụng với máy bình điện tử

  • Mia mã vạch thường rút dài 3m, 5m.
  • Mia mã vạch Invar 1 đoạn dài 2m.

Mia nhôm – Loại mia điển hình trong trắc địa

Mia nhôm với hai mặt được đánh dấu, khắc đơn vị đo dài là centimet (cm) và milimet (mm) chính xác. Một mặt của mia nhôm sẽ được chia độ chính xác theo đơn vị centimet, mặt còn lại sẽ có độ chính xác theo milimet. Đây cũng loại mia có khả năng ngắm mục tiêu chuẩn cho các thiết bị máy đo đạc.

Mia nhôm điển hình trong trắc địa.

Hình 5. Mia nhôm điển hình trong trắc địa.

Mia nhôm được làm từ hợp chất nhôm cao cấp, có khả năng chịu va đập tốt và chống ăn mòn. Vạch chia khoảng cách được sơn bằng sơn tĩnh được, chống được bong tróc.

Mia nhôm có thể được sử dụng cùng với máy thủy bình tự động, máy kinh vĩ điện tử và nhiều thiết bị khác, thực hiện các nhiệm vụ như:

  • Đo độ chênh cao giữa các điểm.
  • Tính cao độ hiện trạng của các hạng mục khác nhau trong công trình.
  • Đo khoảng cách sơ bộ.
  • Truyền số liệu từ cao độ mốc gửi hay mốc chuẩn ra thực địa công trình.
  • Đo sâu trong thủy đạc.
  • Đo góc khi kết hợp với máy kinh vĩ.

Công ty TNHH Đất Hợp hiện đang là đơn vị cung cấp các loại mia trắc địa uy tín nhất trên thị trường hiện nay. Nếu có bất kỳ thắc mắc, câu hỏi nào về loại mia trắc đạc, mia nhôm trong trắc địa hay bất cứ thiết bị nào, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay HOTLINE 0903 825 125 để được tư vấn chi tiết và nhanh chóng nhất!

>>> Xem thêm: Cách đọc mia như thế nào?

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

Untitled 1 01 01

CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Tel: (028).3.6208.606
Mobile: 0903 825 125
Email: cskh@dathop.com.vn
Website: https://dathop.com/  –  https://dathop.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/congtydathop