Mốc cao độ và mốc cao độ quốc gia là hai yếu tố khá quen thuộc với hầu hết các kỹ sư đo đạc. Tuy rằng tiếp xúc nhiều với mốc cao độ và mốc cao độ quốc gia nhưng bạn đã thực sự hiểu về chúng? Bài viết dưới đây Đất Hợp sẽ giúp bạn giải nghĩa rõ hơn về mốc cao độ và liên hệ với Mốc cao độ quốc gia.
Mốc cao độ là gì?
Mốc cao độ được dùng để đo độ cao, nông sâu trong công tác đo đạc. Mỗi quốc gia đều có hệ thống mốc cao độ được thiết lập theo các quy chuẩn khác nhau tùy vào địa điểm, vị trí địa lý. Tại Việt Nam, việc dẫn mốc cao độ được quy định cụ thể trong QCVN 11:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về xây dựng lưới độ cao.
Trong ngành trắc địa, mốc cao độ là yếu tố quan trọng cần có. Nhờ có các chỉ số chính xác từ mốc cao độ, kỹ sư trắc địa mới có cơ sở để xây dựng được các công trình nhà ở, quy hoạch được các công trình phụ trợ như: Hệ thống giao thông, cống thoát nước, hệ thống đường ống… một cách chính xác nhất, từ đó giúp tăng cường hiệu quả bố trí quy hoạch phù hợp với địa hình.
Mối liên hệ giữa Mốc cao độ với Mốc cao độ quốc gia
– Mốc cao độ gốc (mốc 0) là cơ sở để hình thành mốc cao độ quốc gia:
Trước năm 1975, Việt Nam có 2 cột mốc cao độ gốc (còn được gọi là mốc 0) làm cơ sở để xây dựng lưới cao độ quốc gia: Mốc 0 thứ nhất ở Hòn Dấu, Hải Phòng và mốc 0 thứ hai ở Mũi Nai, Hà Tiên, Kiên Giang.
Tuy nhiên, sau năm 1975, Nhà nước đã chọn mực nước biển trung bình tại trạm nghiệm triều Hòn Dấu, Hải Phòng là chuẩn về độ cao (cao độ bằng 0) duy nhất làm Hệ cao độ quốc gia cho đến ngày nay. Xem thêm: Ý nghĩa của mốc cao độ Hòn Dấu, Hải Phòng >>>
Từ mốc 0, Nhà nước tính toán và thiết lập mốc cao độ quốc gia phân bố rộng khắp cả nước, tạo thành lưới cao độ quốc gia và được chia thành các cấp hạng khác nhau (theo thứ tự gồm: Hạng I, Hạng II, Hạng III và Hạng IV). Các mạng lưới cao độ quốc gia này là cơ sở để xác định độ cao nhằm phục vụ nhu cầu cho việc phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng và nghiên cứu khoa học ở Việt Nam.
Đặc điểm mốc cao độ quốc gia: Mốc cao độ quốc gia được hiểu là cột mốc mà nhà nước quy chuẩn ra dựa vào độ cao của mặt nước biển so với mặt đất. Quy cách xây dựng mốc cao độ quốc gia được nhà nước quy định trong QCVN 11:2008/BTNMT như sau:
- Kích thước tường vây điểm độ cao hạng I, II, III, IV: Rộng 100cm, dày 20cm, cao 50cm; riêng tường vây mốc cơ bản rộng 180cm và xây lệch tâm mốc để đo dấu dưới).
- Kích thước chữ khắc trên tường vây: Dòng chữ cơ quan chủ quản “ BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG” và “CỤC ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ VIỆT NAM ”: cao 4cm, rộng 2cm, sâu 0,5cm, lực nét 0,5cm (hướng Bắc).
- Các chữ khác: cao 3cm, rộng 2cm, sâu 0,5cm, lực nét 0,5cm.
– Mốc cao độ quốc gia là cơ sở để thiết lập mốc cao độ:
Lưới cao độ quốc gia là cơ sở để xây dựng các lưới độ cao khu vực và lưới độ cao đo vẽ. Nhờ sự phân bố rộng khắp của hệ thống lưới cao độ quốc gia mà các đơn vị thi công có thể dễ dàng dẫn mốc cao độ công trình, phục vụ cho yêu cầu xây dựng, khảo sát, nghiên cứu địa hình… một cách nhanh chóng.
Dẫn mốc cao độ bằng thiết bị nào?
– Dẫn mốc cao độ bằng máy định vị GNSS:
Thực tế, việc đo cao độ ở các vùng núi cao, đầm lấy, qua eo biển…là những trường hợp khó thực hiện. Việc sử dụng phương pháp đo cao độ bằng GNSS có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề đó
Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp đo GNSS để đo cao có độ tin cậy chưa đạt 100% ở mọi khu vực và điều kiện địa hình, do vậy quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới độ cao ban hành năm 2008 chưa coi đo cao độ bằng GNSS có thể thay thế cho đo cao hình học IV.
– Dẫn mốc cao độ bằng máy thủy bình:
Hiện nay, việc đo cao độ bằng máy thủy bình là phương pháp chính thống được nhiều kỹ sư sử dụng. Vì máy thủy bình có thể giúp chuyển cao độ từ điểm mốc tới điểm mặt bằng thi công với độ chính xác cao.
Bản chất phương pháp đo cao độ bằng máy thủy bình là đo sự chênh lệch độ cao giữa các điểm, sau đó thực hiện tính toán để cho ra cao độ điểm cần đo. Công việc này khá đơn giản, chỉ cần đặt máy tại điểm bất kỳ, sau đó ngắm vào mia đã được đặt và đọc trị số mia tại điểm A nào đó, tiếp tục như vậy với các điểm cần đo khác. Cuối cùng là lấy các giá trị đã đo tính toán và cho ra giá trị chính xác (chú ý khoảng cách giữa mia và máy nên nhỏ hơn 70m).
Ví dụ: Từ mốc A với độ cao HA cho trước, cần tính điểm có độ cao HBtk.
- Đặt máy tại giữa 2 điểm A và B, độ cao của máy Hm = HA + a.
- Dựng mia tại mốc gốc A, đọc giá trị số đọc a.
- Tính số đọc b thiết kế theo công thức: b t.k = Hm – HB t.k
- Sau khi có số đọc chính xác, di chuyển mia nâng lên hoặc hạ xuống sao cho đúng số đọc tại B.
Mốc cao độ và mốc cao độ quốc gia có quan hệ mật thiết với nhau trong công tác đo đạc trắc địa. Liên hệ HOTLINE 0903 825 125 nếu bạn cần tìm hiểu thêm thông tin hoặc mua máy thủy bình chất lượng để phục vụ công tác dẫn mốc cao độ hiệu quả.
>>> Xem thêm: Cách dẫn mốc cao độ bằng máy thủy bình