7 lỗi người dùng thường gặp nhất khi sử dụng máy toàn đạc điện tử là: Máy không lên nguồn; máy không đo xa; máy đo sai tọa độ; máy lệch bọt thủy, lệch dọi tâm, sai MO, sai 2C; máy không hiển thị góc ngang, góc đứng; máy hư màn hình, hư vi động ngang, vi động dọc và máy không nhìn rõ mục tiêu. Cách sửa máy toàn đạc điện tử khi bị các lỗi trên như thế nào?
- Máy toàn đạc là thiết bị cần thiết cho công tác trắc địa
- Máy toàn đạc điện tử thường bị lỗi gì? Cách khắc phục như thế nào?
- – Máy toàn đạc điện tử không lên nguồn
- – Máy toàn đạc điện tử không đo xa
- – Máy toàn đạc điện tử đo sai tọa độ
- – Máy toàn đạc điện tử lệch bọt thủy, lệch dọi tâm, sai MO và 2C
- – Máy toàn đạc điện tử không hiển thị góc ngang, góc đứng
- – Máy toàn đạc điện tử hư màn hình, vi động ngang, vi động dọc
- – Máy toàn đạc điện tử không nhìn rõ mục tiêu
- Tìm đơn vị sửa máy toàn đạc điện tử uy tín, chất lượng ở đâu?
Máy toàn đạc là thiết bị cần thiết cho công tác trắc địa
Máy toàn đạc điện tử là sự kết hợp hoàn hảo giữa máy kinh vĩ điện tử và chức năng đo khoảng cách EDM để có thể đọc được khoảng cách giữa 2 cao điểm (điểm đứng máy, và điểm cần đo khác), chức năng mà một máy kinh vĩ đơn thuần không thể làm được. Một số chức năng nổi bật của máy toàn đạc điện tử bao gồm: Đo khoảng cách, đo góc, đo tọa độ…
Với sự ra đời của máy định vị GNSS-RTK, máy toàn đạc ít nhiều đã bị thay thế. Tuy nhiên ở những nhu cầu công việc yêu cầu độ chính xác cực cao, máy toàn đạc điện tử vẫn cho thấy được tầm quan trọng của nó, như: Quan trắc công trình, nhà cao tầng, định vị bu-lông nhà xưởng, dẫn lưới lập mốc đường chuyền, khảo sát địa hình…
Là một thiết bị được sử dụng nhiều trong công tác đo đạc trắc địa, máy toàn đạc điện tử được nhiều thương hiệu sản xuất với nhiều mẫu mã và độ chính xác khác nhau, trong đó phải kể đến các thương hiệu lớn với các dòng máy chất lượng như:
- Máy toàn đạc điện tử Trimble: Trimble C3, Trimble C5, Trimble S5, Trimble S7, Trimble S9.
- Máy toàn đạc điện tử Leica: Leica TS06 plus, Leica TS09 plus.
Máy toàn đạc điện tử thường bị lỗi gì? Cách khắc phục như thế nào?
Các loại máy toàn đạc điện tử thường có chung một cơ chế vận hành, do đó các lỗi phát sinh trong quá trình thao tác, vận chuyển và bảo quản cũng thường giống nhau. 7 lỗi người dùng thường gặp nhất khi sử dụng máy toàn đạc điện tử là:
– Máy toàn đạc điện tử không lên nguồn
Máy toàn đạc điện tử sử dụng cơ chế pin rời, do đó việc tháo lắp pin cho máy diễn ra rất thường xuyên. Khi phát hiện máy không lên nguồn, nguyên nhân đầu tiên có thể nghĩ đến là do pin:
- Pin bị hết năng lượng không thể hoạt động.
- Pin bị hư.
- Tiếp xúc giữa pin và máy chưa tốt, bị hở hoặc lắp không đúng vị trí.
- Board nguồn của máy bị hư khiến máy không nhận pin.
Cách khắc phục:
- Kiểm tra dung lượng pin và sạc pin nếu pin đã cạn.
- Nếu pin bị hư cần thay thế pin mới.
- Lắp lại pin cho đúng vị trí, đảm bảo tiếp xúc giữa pin và máy tốt.
- Khi thực hiện tất cả những cách trên nhưng máy vẫn không lên nguồn, khả năng cao là do Board nguồn của máy đã bị hư. Bạn không nên tự ý tháo và sửa máy toàn đạc của mình, hãy tìm đến một trung tâm sửa máy toàn đạc uy tín để kiểm tra, sửa chữa Board nguồn cho chiếc máy của mình.
– Máy toàn đạc điện tử không đo xa
Khả năng đo xa của một máy toàn đạc rất quan trọng trong công tác đo đạc (ví dụ với Trimble C5 khả năng đo đạc xa nhất lên đến 5000m khi có gương và 800m khi không gương). Khi máy toàn đạc không thể thực hiện chức năng đo xa, khả năng là máy đã bị lỗi do một trong số các nguyên nhân sau:
- Do tia phát của bộ đo cạnh bị lệch.
- Do bộ phận đo cạnh của máy toàn đạc đã bị hư.
Cách khắc phục:
- Kiểm tra, hiệu chỉnh lại đường đi của tia laser của bộ đo cạnh.
- Kiểm tra sửa chữa các bộ phận như main đo cạnh, motor của bộ đo cạnh. Nếu không được cần tiến hành thay thế main và motor mới cho máy. Bạn nên liên hệ đến một đơn vị sửa máy toàn đạc uy tín để đảm bảo các thiết bị được thay thế là chính hãng và giá cả hợp lý.
– Máy toàn đạc điện tử đo sai tọa độ
Máy toàn đạc bị đo sai tọa độ thường do nhiều nguyên nhân, đa số là do người dùng thao tác chưa đúng:
- Nhập thông số tọa độ bị sai lệch.
- Nhập hằng số gương và các thông số khác bị sai.
Nếu thao tác của người dùng đã đúng nhưng máy vẫn đo sai, khả năng là máy đã bị một trong hai lỗi sau:
- Do bị lệch bọt thủy, lệch dọi tâm, sai MO và 2C.
- Do máy đo khoảng cách sai.
Cách khắc phục:
- Tiến hành hiệu chỉnh lại máy, cân chỉnh lại bọt thủy, dọi tâm, thông số góc đứng MO, thông số góc ngang 2C.
- Nên hiệu chuẩn máy toàn đạc điện tử định kỳ 6 tháng 1 lần để đảm bảo máy luôn được hoạt động ở trạng thái tốt nhất.
– Máy toàn đạc điện tử lệch bọt thủy, lệch dọi tâm, sai MO và 2C
Bọt thủy, dọi tâm, MO và 2C là những yếu tố giúp máy toàn đạc điện tử đo đạc chính xác. Khi máy bị lỗi một trong số các yếu tố trên, khả năng đo của máy sẽ không được đảm bảo, dữ liệu thu thập không có độ tin cậy cao.
Nguyên nhân là do:
- Sử dụng máy lâu ngày nhưng máy không được kiểm nghiệm, hiệu chuẩn thường xuyên.
- Quá trình sử dụng và vận chuyển bị tác động mạnh từ bên ngoài dẫn đến các chức năng bị sai lệch.
- Máy bị va đập, rơi rớt.
Cách khắc phục:
- Tiến hành hiệu chỉnh lại máy, cân chỉnh lại bọt thủy, dọi tâm, thông số góc đứng MO, thông số góc ngang 2C.
- Thay thế các linh kiện bị hỏng do va đập, rơi rớt.
- Hiệu chuẩn, kiểm nghiệm máy thường xuyên (khuyến nghị nên thực hiện 6 tháng/lần).
– Máy toàn đạc điện tử không hiển thị góc ngang, góc đứng
Nguyên nhân máy toàn đạc không hiển thị góc ngang 2C và góc đứng MO là do:
- Do máy bị lỗi bộ phận mắt đọc của góc ngang, mắt đọc góc đứng.
- Do đĩa đọc góc ngang và góc đứng bị dơ, bị nứt.
Cách khắc phục:
- Sửa chữa, cân chỉnh lại mắt đọc ngang và đứng.
- Vệ sinh đĩa đọc ngang, đĩa đọc đứng. Trường hợp đĩa bị nứt cần tiến hành thay thế đĩa đọc mới cho máy.
– Máy toàn đạc điện tử hư màn hình, vi động ngang, vi động dọc
Máy toàn đạc thường bị lỗi hư màn hình, vi động ngang, vi động dọc, mà nguyên nhân thường do:
- Máy đã dùng lâu ngày khiến các chức năng hiển thị của màn hình bị hư, màn hình bị đứt nét, bị đen LCD.
- Vi động ngang, vi động dọc bị kẹt, dẫn đến không vi động được.
- Máy bị va đập, rơi rớt khiến màn hình bị nứt, vỡ, vi động bị cong, cứng không thể hoạt động.
Cách khắc phục:
- Màn hình máy toàn đạc bị hư thường không sửa được, phải thay thế màn hình mới.
- Sửa chữa vi động, nếu không được thì phải thay thế vi động mới.
– Máy toàn đạc điện tử không nhìn rõ mục tiêu
Máy toàn đạc được trang bị một ống kính chuyên dụng giúp máy có thể nhìn xa và thực hiện chức năng đo xa. Tuy nhiên trong trường hợp đo đạc trong phạm vi cho phép của máy nhưng vẫn không nhìn rõ mục tiêu, khả năng cao là do bộ phận ống ngắm của máy đã gặp vấn đề.
Nguyên nhân thường do:
- Do thị kính bị dơ, mờ,bị trầy.
- Do hệ thống tiêu cự bị lỗi.
Cách khắc phục:
- Tiến hành vệ sinh thị kính, vật kính, hệ thống kính ngắm.
- Trường hợp thị kính hoặc vật kính bị vỡ thì thay thế.
** Lưu ý: Không nên tự ý tháo lắp, sửa máy toàn đạc điện tử khi không có đủ chuyên môn và thiết bị hỗ trợ vì sẽ rất dễ làm hư hỏng đến các linh kiện khác.
Tìm đơn vị sửa máy toàn đạc điện tử uy tín, chất lượng ở đâu?
Máy toàn đạc điện tử nên được kiểm nghiệm, hiệu chuẩn định kỳ 6 tháng 1 lần để đảm bảo các chức năng hoạt động của máy. Tuy nhiên, khi máy toàn đạc điện tử bị hỏng, điều người dùng lo lắng nhất là tìm một đơn vị sửa máy toàn đạc uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý. Có nhiều doanh nghiệp chỉ bán máy, không sửa chữa và ngược lại. Điều này đã vô tình gây khó khăn cho người mua hàng.
Tại CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP, ngoài việc phân phối thiết bị đo đạc chính hãng, Đất Hợp còn thành lập Trung tâm Kiểm định – Sửa chữa Máy đo đạc nhằm tạo sự an tâm trong quá trình sử dụng và tối ưu chi phí sửa chữa cho khách hàng. Dù bạn mua máy tại Đất Hợp hay bất kỳ nơi nào, khi có nhu cầu kiểm nghiệm, sửa chữa hay hiệu chuẩn, Đất Hợp đều hỗ trợ tận tình nhất.
Liên hệ HOTLINE 0903 825 125 để được tư vấn chi tiết về cách sửa máy toàn đạc điện tử hoặc bất kỳ loại máy đo đạc nào.
>> Xem thêm: Mua máy toàn đạc chính hãng ở đâu?