Mặc dù được thiết kế chắc chắn để có thể chịu được các tác động ngoại cảnh của môi trường, tuy nhiên, việc xảy ra lỗi là điều không thể tránh khỏi. Dưới đây là 3 lỗi thiết bị cảm biến chuyển động DMS thường gặp và nghiêm trọng người dùng cần lưu ý.
Thiết bị cảm biến chuyển động DMS
Thiết bị cảm biến chuyển động DMS do hãng Teledyne TSS – Thương hiệu đi đầu trong việc phân phối các thiết bị thủy đạc trên thế giới nghiên cứu và phát triển. Nhiệm vụ chính của thiết bị này là đo các giá trị lắc dọc, lắc ngang, nhấp nhô lên xuống của phương tiện.
Hãng Teledyne TSS cho ra đời hai dòng DMS phổ biến là:
- Dòng DMS có thể đo được chuyển động của phương tiện trên tất cả các hướng: DMS 05, DMS 25, DMS 500 Series.
- Dòng DMS đo chuyển động của phương tiện theo hướng lên xuống (chỉ lấy chênh lệch giao động về cao độ): DMS-H
Do đặc thù được sử dụng trên môi trường sông nước, thiết bị cảm biến chuyển động DMS chịu nhiều tác động khắc nghiệt của môi trường: Nắng, gió, sóng, nước biển mặn, nhiệt độ cao, va đập mạnh…
Hình 1. Thiết bị cảm biến chuyển động được sử dụng trên môi trường sông nước.
Mặc dù được thiết kế chắc chắn để có thể chịu được các tác động ngoại cảnh của môi trường, tuy nhiên, việc xảy ra lỗi là điều không thể tránh khỏi. Dưới đây là 3 lỗi thiết bị cảm biến chuyển động DMS thường gặp và nghiêm trọng người dùng cần lưu ý.
1. Hư cảm biến gia tốc – Lỗi thiết bị cảm biến chuyển động nghiêm trọng nhất
Nguyên nhân dẫn đến hư cảm biến gia tốc
Cảm biến gia tốc được xem như là linh hồn của một thiết bị cảm biến chuyển động DMS. Là linh kiện có chức năng nhận biết chuyển động của phương tiện theo các phương: Ngang dọc, trái phải, lên xuống. Cảm biến gia tốc bị hư thường do các nguyên nhân sau:
- Thiết bị rơi, va đập mạnh. Dấu hiệu để nhận biết lực rơi hay va đập gây tác động nghiêm trọng đến thiết bị là ShockWatch – Bộ phận giúp nhận biết thiết bị có từng bị va đập mạnh hay chưa. Bộ phận này được lắp đặt bên ngoài và phía trên của thiết bị DMS.
Hình 2. Khi 2 thanh ShockWatch từ màu trắng chuyển sang đỏ, chứng tỏ thiết bị đã bị va đập rất mạnh (lực va đập > 100G).
- Chập điện.
- Người dùng tự ý tháo lắp.
- Cảm biến gia tốc đã sử dụng đến tuổi thọ.
Hậu quả khi cảm biến gia tốc bị hư
- Trong trường hợp hư nhẹ, cảm biến gia tốc vẫn có khả năng hoạt động, thiết bị vẫn hoạt động nhưng kết quả đo ra sẽ không chính xác.
- Trong trường hợp hư hỏng nặng, cảm biến chuyển động sẽ không hoạt động được, thiết bị bị hư hỏng hoàn toàn, mất khả năng hoạt động.
2. Nổ IC giao tiếp
Nguyên nhân dẫn đến nổ IC giao tiếp
Trong thiết bị cảm biến chuyển động DMS, các mạch IC giao tiếp chuyển đổi tín hiệu có vai trò quan trọng. Nó đảm nhận nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu giao tiếp để tín hiệu có thể truyền đi nhanh và truyền đi xa. Khi IC giao tiếp bị nổ, thiết bị sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. IC giao tiếp bị nổ thường do:
- Chập điện.
- Cấp sai điện cực cho thiết bị.
- Cấp sai điện áp.
- Điện áp cung cấp quá tải.
- Thiết bị hoạt động liên tục trong thời gian dài.
- Hư hỏng bình thường của linh kiện.
- Tuổi thọ của linh kiện, tuổi thọ của thiết bị.
Hậu quả khi IC giao tiếp của thiết bị DMS bị nổ
- Khi xảy ra hiện tượng nổ IC nhẹ, thiết bị DMS vẫn có thể hoạt động nhưng sẽ cho kết quả không chính xác.
- Khi xảy ra hiện tượng nổ IC nặng, gây ảnh hưởng, hư hỏng đến các linh kiện khác trong thiết bị DMS, thậm chí gây hư hỏng cả thiết bị DMS.
3. Cháy nổ linh kiện của thiết bị DMS
Nguyên nhân gây cháy nổ linh kiện DMS
Bên cạnh các linh kiện quan trọng là: Cảm biến gia tốc, cảm biến áp suất và IC giao tiếp, cảm biến chuyển động DMS còn có các linh kiện khác như: Chip xử lý, dây, cáp… đóng góp vào sự hoạt động của thiết bị. Cháy nổ linh kiện xảy ra thường do một trong ba nguyên nhân sau:
- Do nguồn điện: Chập điện, cấp sai điện cực cho thiết bị, cấp sai điện áp hay điện áp cung cấp bị quá tải…
- Do thiết bị hoạt động liên tục trong thời gian dài.
- Do tuổi thọ của linh kiện.
Hậu quả khi xảy ra cháy nổ linh kiện thiết bị DMS
- Khi xảy ra cháy nổ nhẹ, thiết bị có thể bị hoạt động sai, số liệu đo ra không chính xác, không đạt yêu cầu công việc. Nếu nghiêm trọng hơn, thiết bị có thể bị mất tín hiệu một vài kênh.
- Khi xảy ra cháy nổ nặng, thiết bị có thể bị mất tín hiệu hoàn toàn và không thể tiếp tục hoạt động.
Lỗi thiết bị cảm biến chuyển động DMS khắc phục như thế nào?
Khi xảy ra các lỗi thiết bị cảm biến chuyển động DMS như đã kể ở trên, người dùng thường không thể tự sửa chữa mà phải liên hệ đến đơn vị cung cấp hoặc các đơn vị sửa chữa uy tín để khắc phục.
Hình 3. Thiết bị cảm biến chuyển động DMS-H bị hư cảm biến gia tốc đã được sửa chữa thành công.
Riêng với lỗi hư cảm biến gia tốc, tại Việt Nam hiện chưa có đơn vị nào có thể sửa được lỗi này. Cần phải gửi thiết bị về hãng để hãng kiểm tra và sửa chữa.
Công ty TNHH Đất Hợp là đơn vị chuyên phân phối, kiểm định và sửa chữa máy thủy đạc
Công ty TNHH Đất Hợp là đơn vị đại diện phân phối chính thức các sản phẩm cảm biến chuyển động đến từ thương hiệu Teledyne TSS tại Việt Nam.
Bên cạnh việc phân phối thiết bị và hỗ trợ kỹ thuật vận hành, Đất Hợp còn thành lập Trung tâm Kiểm định – Sửa chữa Máy đo đạc nhằm tối ưu hóa quy trình “Mua hàng – Kiểm định – Sửa chữa” thiết bị cho khách hàng. Hơn nữa, Đất Hợp còn hỗ trợ tối đa thủ tục cho khách hàng để gửi thiết bị về hãng sửa chữa trong trường hợp cần thiết.
Liên hệ ngay hotline 0903 825 125 nếu bạn cần sửa chữa lỗi thiết bị cảm biến chuyển động DMS, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
>>Xem thêm: Hư cảm biến gia tốc DMS. Nguyên nhân và cách khắc phục
Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Tel: (028).3.6208.606
Mobile: 0903 825 125
Email: cskh@dathop.com.vn
Website: https://dathop.com/ – https://dathop.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/congtydathop