Kiểm định thiết bị đo đạc là yêu cầu bắt buộc đối với các máy móc nhằm đáp ứng các yêu cầu về độ chính xác, sự phù hợp của thiết bị so với các yêu cầu pháp lý. Bên cạnh các yêu cầu bắt buộc, kiểm định thiết bị đo đạc mang lại lợi ích gì cho người sử dụng?

Quy định về kiểm định thiết bị đo đạc

Kiểm định máy đo đạc (hay còn gọi là kiểm nghiệm máy đo đạc) là việc xác định, xem xét sự phù hợp của thiết bị, máy đo so với yêu cầu pháp lý có đạt các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể hay không.

Kiểm định mang tính chất bắt buộc đối với các thiết bị, máy đo có trong “Danh mục các thiết bị bắt buộc kiểm định” theo quyết định số 13/2007/QĐ-BKHCN ngày 6/7/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Việc kiểm định chỉ được thực hiện bởi một đơn vị được chỉ định bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng. Thiết bị đo sau khi kiểm định đạt yêu cầu được dán tem kiểm định hoặc cấp giấy chứng nhận kiểm định của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường hoặc cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước và có giá trị pháp lý trong cả nước.

Chứng chỉ công nhận Công ty TNHH Đất Hợp được uỷ quyền kiểm định từ Nhà nước trong lĩnh vực Đo lường – Hiệu chuẩn

Hình 1. Chứng chỉ công nhận Công ty TNHH Đất Hợp được uỷ quyền kiểm định từ Nhà nước trong lĩnh vực Đo lường – Hiệu chuẩn.

Ngày nay, tùy thuộc vào yêu cầu sai số cho phép về quan trắc trong công trình, các loại thiết bị trắc địa như máy toàn đạc, máy kinh vĩ, máy thủy bình… được chọn để đo đạc với độ chính xác trung bình hay độ chính xác cao, giúp giải quyết công việc trắc địa nhanh chóng, hiệu quả và chính xác. Vì thế, việc kiểm tra tình trạng và độ chính xác của máy trắc địa hay việc hiệu chuẩn máy trắc địa là điều tất yếu, cần được thực hiện trước khi sử dụng trong các công trình xây dựng.

Máy toàn đạc điện tử Trimble C5 hoạt động tại công trường.

Hình 2. Máy toàn đạc điện tử Trimble C5 hoạt động tại công trường.

Cụ thể, máy toàn đạc là một thiết bị quang học điện tử đa năng được sử dụng trong các công tác đo đạc, khảo sát và xây dựng công trình đòi hỏi độ chính xác cao, do vậy cần được kiểm định thường xuyên để đảm bảo kết quả đo đạc được chính xác nhất. Yêu cầu kiểm định máy định kỳ đối với máy toàn đạc điện tử là 06 tháng/lần hoặc 12 tháng/lần.

Kiểm định máy toàn đạc Trimble C3.

Hình 3. Kiểm định máy toàn đạc Trimble C3.

Kiểm định máy thủy bình Trimble Dini.

Hình 4. Kiểm định máy thủy bình Trimble Dini.

Lợi ích khi kiểm định thiết bị đo đạc định kỳ

  • Duy trì các giá trị của hệ thống chuẩn cũng như hệ thống các phương tiện đo đang được sử dụng, sự liên kết của chúng với các chuẩn đo lường nhằm đảm bảo tính thống nhất và chính xác của phép đo.
  • Xác định sai số của thiết bị, từ đó điều chỉnh phương tiện đo cho phù hợp với các phép đo.
  • Đảm bảo sự tin cậy thiết bị đối với các kết quả đo.
  • Xác định được độ không đảm bảo đo của thiết bị.
  • Giúp phát hiện ra hỏng hóc hoặc tiên đoán được hỏng hóc và có kế hoạch sửa chữa.
  • Đảm bảo thiết bị, máy móc phù hợp theo tiêu chuẩn chất lượng của ngành, quốc gia, quốc tế.

Liên hệ ngay Công ty TNHH Đất Hợp để được tư vấn về dịch vụ kiểm định thiết bị đo đạc uy tín, chất lượng. HOTLINE LIÊN HỆ: 0903 825 125.

>> Xem thêm: Dịch vụ tại Trung tâm Kiểm định Sửa chữa Máy đo đạc Đất Hợp

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

Untitled 1 01 01

CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Tel: (028).3.6208.606
Mobile: 0903 825 125
Email: cskh@dathop.com.vn
Website: https://dathop.com/  –  https://dathop.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/congtydathop