Sử dụng công nghệ Radar xuyên đất (GPR) là cách giúp đảm bảo an toàn cho dự án cũng như hạn chế được những nguy hiểm tiềm ẩn phát sinh do lỗi kỹ thuật trong quá trình hoạt động. Công nghệ Radar xuyên đất được ứng dụng trong những trường hợp nào?
Ứng dụng của Công nghệ Radar xuyên đất
1. Dò tìm & Bản đồ hoá công trình ngầm
Công nghệ Radar xuyên đất (GPR) có khả năng xác định được cả các vật thể kim loại và phi kim. Thiết bị cho phép dò tìm chính xác vị trí các công trình ngầm dưới lòng đất. Các hệ thống này thường sử dụng ăng-ten trong dải tần từ 210 – 1000 MHz, có phần mềm chuyên dụng hỗ trợ công tác bản đồ hoá công trình ngầm hoàn toàn tự động.
Công nghệ thiết bị GPR có khả năng thu thập dữ liệu nhanh, chính xác hơn so với các công nghệ khác. Kết quả trực quan và không làm tổn hại đến hiện trạng bề mặt bên trên.
Hình 1. Bản đồ số hoá công trình ngầm.
2. Ứng dụng trong giao thông
Radar xuyên đất giúp khảo sát nhanh và lập bản đồ chiều dày các phân lớp nền đường nhựa, nền đường băng sân bay, các lớp ba lát nền đường sắt, hoặc các hố sụt lún tiềm ẩn phục vụ công tác đánh giá chất lượng nền đường giao thông. Các hệ thống thường được gắn với xe kéo (ô tô, tàu hoả…) ăng-ten thường được sử dụng có tần số 1.000MHz hoặc 2.000 MHz (anten Horn).
Hình 2. Thiết bị GPR phục vụ cho khảo sát trong giao thông.
3. Ứng dụng trong xây dựng dân dụng
Công nghệ Radar xuyên đất GPR cũng là một trong những phương pháp kiểm tra không phá hủy (Non Destructive Testing – NDT). Trong ứng dụng này, công nghệ GPR sử dụng ăng-ten tần số cao (khoảng 1,5 – 2 GHz) để định vị và bản đồ hoá lưới cốt thép, xác định chiều dày lớp bê tông phủ, và phát hiện khuyết tật nằm sâu trong các kết cấu bê tông cốt thép dày như tường, cột, sàn, cầu… mà không gây tổn hại đến kết cấu.
4. Ứng dụng khảo sát địa chất và môi trường
Hệ thống GPR có một dải nhiều sự lựa chọn ăng-ten với các tần số khác nhau. Thông thường từ 20 – 1.000 MHz, tùy theo mục đích sử dụng.
Để khảo sát các lớp địa tầng hay dò tìm các khoảng trống dưới lòng đất, các khoáng sản, mạch nước ngầm – thường là ở vị trí khá sâu so với mặt đất, cần phải sử dụng những ăng-ten hoạt động ở tần số thấp (20 hoặc 50 MHz), biên độ lớn để sóng Radar có thể đạt được đến độ sâu yêu cầu (lên tới vài chục mét tùy theo tần số ăng-ten và điều kiện địa chất).
Các thiết bị dò công trình ngầm sử dụng công nghệ GPR có khả năng hoạt động ở những địa hình gồ ghề phức tạp. Đó cũng chính là một lợi thế nữa của công nghệ thiết bị GPR.
Hình 3. Kết quả của GPR trong khảo sát địa chất.
5. Ứng dụng trong khảo cổ học
Mục đích của việc sử dụng phương pháp GPR trong việc xác định các di tích cổ nằm sâu dưới lòng đất là nhằm tránh gây tổn hại các cổ vật, các di tích cổ trong quá trình khai quật. Thông thường, người ta sử dụng các ăng-ten trong dải tần từ 210 – 1000 MHz cho mục đích này. Có thể sử dụng hệ thống GPR với tần số cao, khoảng 1 – 2 GHz để kiểm tra, đánh giá tình trạng. Kiểm tra các hư hại bên trong các di tích cổ, cổ vật đang được lưu giữ.
6. Ứng dụng trong pháp lý và an ninh
Các hệ thống GPR sử dụng các ăng-ten có tần số khác nhau phục vụ trong nhiều mục đích như: Dò tìm công trình ngầm, xác người, vũ khí được cất giấu, bom, mìn…
Công nghệ Radar xuyên đất (GPR) hiện nay đã được tích hợp trong các thiết bị dò công trình ngầm đến từ hãng Radiodetection. Liên hệ Công ty TNHH Đất Hợp qua Hotline 0903 825 125 để được tư vấn sản phẩm cụ thể.
>> Xem thêm: THIẾT BỊ DÒ CÔNG TRÌNH NGẦM – HÃNG RADIODETECTION
Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Tel: (028).3.6208.606
Mobile: 0903 825 125
Email: cskh@dathop.com.vn
Website: https://dathop.com/ – https://dathop.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/congtydathop