Đo đạc dưới nước hay còn có tên chuyên môn hơn chính là khảo sát thủy văn. Đối với các công việc trên biển thì công tác này là không thể thiếu. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu tại sao cần tiến hành đo đạc dưới nước nhé!
Đo đạc dưới nước là gì?
Đo đạc dưới nước, khảo sát dưới nước, khảo sát địa hình dưới nước, khảo sát địa chất thủy văn nói chung đều thuộc phạm vi của ngành khảo sát thủy văn.
Công việc đo đạc dưới nước là khảo sát thủy văn này là công tác thực hiện thu thập đầy đủ các thông tin về số liệu cho mục đích thiết kế hệ thống nước ngầm, các công trình dưới biển, thành lập bản đồ, phục vụ an ninh và phòng thủ, nghiên cứu khoa học và bảo vệ môi trường.
Khi thực hiện công tác này, đơn vị khảo sát cần lập một bản kế hoạch thật cụ thể và ứng dụng các thiết bị để khảo sát thực địa. Để ra được các kết quả chi tiết nhất sẽ cần áp dụng các phương pháp như dò, khoan, kiểm tra, thu thập số liệu… Sau cùng sẽ phân tích toàn bộ dữ liệu thu được khi khảo sát và đưa ra hướng thi công hoặc phương pháp khắc phục phù hợp cho mỗi công trình, dự án cần thực hiện.
Tại sao cần tiến hành đo đạc dưới nước?
Như chúng ta đã biết, các trạng thái của địa hình dưới nước thường xuyên thay đổi trong quá trình vận động của Trái Đất.
Đo đạc dưới nước sẽ giúp giải quyết các vấn đề về đo đạc và miêu tả đặc điểm vật lý của biển, đại dương, vùng duyên hải, hồ và sông; giúp dự báo sự thay đổi của các đặc điểm vật lý đó theo thời gian, làm rõ quy luật phân bố, tính chất vật lí và thành phần hóa học, động lực và động thái của nước dưới đất; từ đó sẽ giúp định vị an toàn và hỗ trợ những hoạt động trên biển, và trở thành một công việc không thể bỏ qua khi các hoạt động trên biển ngày càng phát triển hơn.
Cần những thiết bị nào để đo đạc dưới nước?
Để biết được đo đạc dưới nước cần các thiết bị nào, bài viết này chúng tôi sẽ chia ra làm 3 dạng thiết bị cho 3 mục đích khác nhau của đo đạc dưới nước.
1. Khảo sát địa hình đáy biển
Khảo sát địa hình đáy biển là công tác đo độ sâu mực nước, xác định địa hình bề mặt đáy, xác định bãi cạn, đá ngầm, tìm kiếm xác tàu…
Nhóm các sản phẩm chính sử dụng trong công tác khảo sát địa hình đáy biển là:
- Đo sâu hồi âm đa tia: Sử dụng các thiết bị, phần mềm sử dụng nhiều chùm tia để xác định độ sâu mực nước sông, hồ biển.
Hình 1. Các thiết bị đo sâu đa tia: Multibeam MB2, Multibeam Seabat T20-P, Multibeam Seabat T50 đang được sử dụng phổ biến
- Đo sâu hồi âm đơn tia: Là sử dụng thiết bị sử dụng 1 chùm tia sóng âm để xác định khoảng cách từ đầu đến bề mặt phản xạ.
Hình 2. Các thiết bị đo sâu đơn tia đang được sử dụng phổ biến: Echotrac E20, Echotrac MKIII, Midas Surveyor.
- Side Scan Sonar: Là thiết bị sử dụng phản xạ sóng âm để thu thập dữ liệu hình ảnh địa hình đáy biển.
Hình 3. Thiết bị Side Scan Sonar.
- Địa tầng đáy biển (Sub Bottom): Là thiết bị sử dụng phản xạ sóng âm tần số rất thấp để thu thập dữ liệu địa vật lý dưới đáy biển.
Hình 4. Các thiết bị đo địa tầng đáy biển.
2. Các yếu tố thủy văn
Bao gồm đo đạc các yếu tố về dòng chảy, các chỉ tiêu, đặc tính lý, hóa của nước và các tác động của chúng đối với môi trường.
Nhóm sản phẩm chính để đo đạc các yếu tố thủy văn bao gồm:
- Yếu tố dòng chảy ADCP: Là thiết bị sử dụng nguyên lý dịch chuyển sóng âm để thu thập dữ liệu các yếu tố dòng chảy. Được chia làm 2 loại là cố định và di động, được sử dụng tùy theo nhu cầu công việc.
Hình 5. Các thiết bị đo yếu tố dòng chảy phổ biến
- Nhiệt độ, độ dẫn, độ đục…: Là các thiết bị đo các chỉ tiêu của nước CTD, dữ liệu thu được sẽ giúp xác định được đặc tính của nước biển, hỗ trợ cho công tác nghiên cứu lý – hóa của nước biển ở các độ sâu khác nhau.
Hình 6. Thiết bị đo các chỉ tiêu của nước CTD.
- Từ trường đáy biển: Là máy đo từ trường đo độ dốc từ tính theo một chiều bằng cách trừ đi sự khác biệt giữa 2 cảm biến từ trường độc lập.
Hình 7. Máy đo cường độ từ trường Magnetometer – SeaSPY.
3. Thiết bị thi công công trình biển
Là các thiết bị hỗ trợ cho việc thi công công trình biển, công tác thu thập dữ liệu nghiên cứu khoa học về biển.
Nhóm sản phẩm chính dùng trong thi công công trình biển bao gồm:
- Định vị thủy âm USBL, GNSS…: Là phương pháp định vị vị trí vật thể bằng sóng âm trong nước.
Hình 8. Thiết bị định vị thủy âm.
- Tàu tự hành ROV, AUV: Là thiết bị quan sát thi công dưới nước.
Hình 9. Thiết bị quan sát thi công dưới nước.
- Phần mềm thủy đạc chuyên dụng: Phần mềm khảo sát chuyên ngành có chức năng thu thập dữ liệu về tọa độ và độ sau trong cuộc khảo sát. Hiện nay, đối với ngành thủy văn thì phần mềm Hypack đang là một trong những giải pháp hoàn thiện nhất cho việc thu thập số liệu.
Hình 10. Phần mềm Hypack.
Mua thiết bị đo đạc dưới nước ở đâu?
Đối với cung cấp các thiết bị thủy đạc thì hiện nay công ty TNHH Đất Hợp đang là một trong những nhà phân phối các thiết bị uy tín nhất Việt Nam. Là đại diện phân phối chính hãng của các thương hiệu lớn trên thế giới trong ngành thủy đạc như: Hypack, Teledyne Odom, Valeport, Hemisphere, Trimble.
Đất Hợp cam kết 100% sản phẩm chính hãng, có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng và được hưởng chế độ bảo hành từ hãng sản xuất, cũng như các dịch vụ chăm sóc trước – trong và sau khi mua thiết bị.
Hãy liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất với số HOTLINE 0903 825 125.
>> Xem thêm: Hướng dẫn nhanh Kết nối và Vận hành thiết bị đo sâu đa tia MB2
Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Tel: (028).3.6208.606
Mobile: 0903 825 125
Email: cskh@dathop.com.vn
Website: https://dathop.com/ – https://dathop.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/congtydathop