Bình độ dưới nước có thể được xem là một loại bản đồ thể hiện địa hình đáy biển gồm các thông tin về độ sâu, hình dạng, các vật thể dưới nước,… Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu chi tiết về 8 bước lập bình đồ dưới nước bằng phương pháp RTK.
- Bước 1: Lên kế hoạch lập bình đồ dưới nước
- Bước 2: Thu thập tài liệu cần thiết để lập bình đồ dưới nước
- Bước 3: Khảo sát thực địa tại khu vực lập bình đồ dưới nước
- Bước 4: Thiết kế kỹ thuật để chuẩn bị cho công tác lập bình đồ dưới nước
- Bước 5: Thực hiện đo sâu để lấy dữ liệu lập bình đồ dưới nước
- Bước 6: Kiểm tra, xử lý dữ liệu, lập báo cáo về công tác lập bình đồ dưới nước
- Bước 7: Kiểm tra chất lượng sản phẩm bình đồ dưới nước
- Bước 8: Nghiệm thu kỹ thuật
Bước 1: Lên kế hoạch lập bình đồ dưới nước
Căn cứ nhiệm vụ và yêu cầu kỹ thuật được giao, tiến hành lập phương án thi công, về tiến độ, nhân lực, thiết bị, vật tư, phương tiện đi lại, lưu trú lán trại…
- Trên cơ sở phương án thi công đã được lên kế hoạch, chuẩn bị đầy đủ các vật tư, thiết bị, dụng cụ cho công trình;
- Kiểm tra các phương tiện sử dụng trong khảo sát (tàu, ca nô), phương tiện cần được chuẩn bị đầy đủ nhiên liệu;
- Kiểm tra tình trạng hoạt động các thiết bị phục vụ công tác đo sâu, bao gồm máy định vị, máy đo sâu hồi âm, máy đo triều ký, máy tính, phần mềm khảo sát…
- Cài đặt cấu hình trên thiết bị đo;
- Cài đặt chế độ thu thập dữ liệu;
- Cài đặt các tham số;
- Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh các máy kinh vĩ, máy thủy chuẩn theo quy định.
Bước 2: Thu thập tài liệu cần thiết để lập bình đồ dưới nước
Thu thập tài liệu trắc địa bao gồm bản đồ/hải đồ sẵn có (phần dưới nước và trên đất liền), mốc tọa độ và cao độ, tài liệu về khí tượng thủy văn trong khu vực khảo sát, tình hình giao thông, dân cư, các yếu tố có liên quan đến nhiệm vụ thi công… Ngoài ra, cần liệt kê và thu thập đầy đủ các tài liệu khác có liên quan.
Bước 3: Khảo sát thực địa tại khu vực lập bình đồ dưới nước
- Khảo sát khu vực cần lập bình đồ dưới nước: Tìm trên thực địa các điểm khống chế tọa độ, độ cao dự kiến sử dụng trong thiết kế kỹ thuật, tình hình đặc điểm thời tiết khí hậu, chế độ sóng gió, chế độ thủy hải văn, tình hình giao thông, đặc điểm các đối tượng chướng ngại vật trên bờ, dưới nước trong khu vực cần đo vẽ.
- Khảo sát vị trí dự kiến là nơi neo đậu của phương tiện đo, vị trí cung ứng vật tư phục vụ thi công và nhu yếu phẩm phục vụ sinh hoạt trong thời gian thi công.
- Trường hợp khu vực khảo sát chưa có mốc tọa độ và cao độ thì cần tiến hành đo xây dựng hệ thống mốc để phục vụ công tác khảo sát.
Bước 4: Thiết kế kỹ thuật để chuẩn bị cho công tác lập bình đồ dưới nước
- Căn cứ vào các yêu cầu về kỹ thuật và độ chính xác của công tác đo sâu để lựa chọn thiết bị đo, ước tính tổng các nguồn sai số của toàn bộ hệ thống, bao gồm các sai số ngẫu nhiên của từng thiết bị thành phần và các yếu tố khác như thủy triều, mớn nước phương tiện đo… Các sai số hệ thống còn tồn tại phải được ước tính và đưa vào tính toán tổng sai số.
- Xây dựng cơ sở toán học phép đo: Chọn Ellipsoid tham chiếu, phép chiếu, kinh tuyến trục (hoặc vĩ tuyến chuẩn), hệ số tỷ lệ, các tham số chuyển đổi từ hệ tọa độ quốc tế WGS-84 sang hệ tọa độ VN-2000 hoặc các hệ tọa độ khác theo yêu cầu cụ thể đối với công trình đo vẽ;
- Trạm tĩnh phải được đặt tại mốc khống chế tọa độ và cao độ. Khoảng cách từ trạm tĩnh (Base) đến trạm động (Rover) phải căn cứ vào yêu cầu độ chính xác độ sâu được quy định tại phụ lục kèm theo nhưng không vượt quá 20km.
- Thiết kế tuyến đo: Căn cứ vào yêu cầu cụ thể hoặc tỷ lệ của bình đồ trong từng công trình, dự án, điều kiện địa hình mặt đáy của khu vực khảo sát, dựa trên các tài liệu bản đồ, hải đồ hiện có và tính năng kỹ thuật của hệ thống thiết bị sẽ sử dụng để thiết kế các tuyến đo và các tuyến đo kiểm tra.
Khi khảo sát, sử dụng mô hình trọng lực trái đất (EGM) cho khu vực đo hoặc thiết kế tập tin KTD sử dụng cho phần mềm khảo sát, cụ thể như sau:
- Mô hình trọng lực EGM2008 hoặc mô hình được cấp có thẩm quyền công bố để tính độ chênh quan hệ giữa Ellipsoid/Geoid trong phương pháp đo RTK.
- Tập tin KTD: phải bảo đảm độ phủ toàn bộ khu vực cần đo đạc, mật độ £ 1 /phút/ điểm.
Bước 5: Thực hiện đo sâu để lấy dữ liệu lập bình đồ dưới nước
- Di chuyển nhân công, thiết bị, phương tiện đến vị trí thi công.
- Bố trí, lắp đặt trạm tĩnh.
- Bố trí, lắp đặt trạm quan trắc mực nước để kiểm tra trước và sau khi đo.
- Lắp đặt các thiết bị đo trên tàu khảo sát.
- Kiểm nghiệm máy định vị.
- Kiểm nghiệm máy đo sâu.
- Khảo sát độ sâu.
Bước 6: Kiểm tra, xử lý dữ liệu, lập báo cáo về công tác lập bình đồ dưới nước
- Kiểm tra, xử lý dữ liệu đo đạc
- Biên tập bình đồ độ sâu
- Lập báo cáo khảo sát
Bước 7: Kiểm tra chất lượng sản phẩm bình đồ dưới nước
- Kiểm tra tài liệu kiểm nghiệm máy các loại, các loại số đo, ghi chú điểm, tài liệu hồ sơ bàn giao mốc, bảng tính toán; đồ thị quan trắc mực nước; các loại tệp số liệu đo ngoại nghiệp ghi trên đĩa mềm hoặc đĩa CD và bình đồ độ sâu.
- Tiến hành đo kiểm tra một số tuyến đo sâu tại thực địa, so sánh kết quả đo kiểm tra và kết quả đo sâu; kiểm tra băng đo sâu, so sánh dáng địa hình từ băng đo sâu với kết quả mặt cắt trong phần mềm khảo sát.
Bước 8: Nghiệm thu kỹ thuật
Lập biên bản nghiệm thu, xác nhận khối lượng thực hiện, đánh giá, đề xuất, kiến nghị.
Trên đây là chi tiết về 8 bước lập bình đồ dưới nước với phương pháp RTK. Để được tư vấn chi tiết thêm về thiết bị, phần mềm ứng dụng trong lập bình đồ dưới nước, hãy liên hệ ngay đến Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125 ngay hôm nay!
>>> Xem thêm: Những quy định cần biết khi đo đạc bản đồ địa hình đáy biển