Trong định vị vệ tinh, tín hiệu định vị mạnh hay yếu đóng vai trò quyết định đến độ chính xác và độ tin cậy của dữ liệu định vị thu thập được. Do đó, khi đo ngoài hiện trường mà gặp phải những trường hợp tín hiệu định vị yếu, bạn cần biết cách để kiểm tra và khắc phục. Hãy cùng tham khảo 5 cách khắc phục tín hiệu định vị yếu được Đất Hợp chia sẻ qua bài viết dưới đây.

Tín hiệu định vị yếu xảy ra khi nào?

Trong định vị vệ tinh, vị trí được định vị bằng cách đo chính xác khoảng cách từ máy thu tín hiệu GNSS (hay còn gọi là trạm đo) đến tối thiểu 3 vệ tinh, sau đó máy thu tính toán lấy điểm giao nhau của 3 mặt cầu trong không gian 3 chiều với tâm là vệ tinh, bán kính chính là khoảng cách đo được từ máy thu đến vệ tinh để xác định vị trí điểm.

Tuy nhiên, thực tế là chỉ cần sai số một phần triệu giây giữa đồng hồ vệ tinh và máy thu GNSS có thể dẫn đến vị trí định vị bị sai lệch hàng trăm mét. Do đó, cần phải có một vệ tinh thứ 4 để cải thiện tính chính xác cho vấn đề này. Như vậy để xác định vị trí của mình trên mặt đất, máy thu GNSS cần phải tính được khoảng cách tới 4 vệ tinh và vị trí chính xác của các vệ tinh trên quỹ đạo.

Máy thu GNSS cần bắt được tín hiệu từ 4 vệ tinh trở lên để cho ra tọa độ.

Máy thu GNSS cần bắt được tín hiệu từ 4 vệ tinh trở lên để cho ra tọa độ.

Hiểu được điều này, khi thực hiện đo ngoài hiện trường, bạn cần kiểm tra số lượng vệ tinh mà máy thu GNSS của bạn đang bắt được. Nếu máy báo chỉ bắt được 3 vệ tinh, có nghĩa là tín hiệu đang bị yếu.

5 cách khắc phục tín hiệu định vị yếu

Có một số cách bạn có thể tham khảo để khắc phục tín hiệu định vị yếu trong trường hợp này là:

– Kiểm tra độ cao đặt máy:

Để máy thu GNSS thu được tín hiệu mạnh, máy cần phải đặt ở độ cao từ 1,8m trở lên so với mặt đất. Vì thế, khi tín hiệu định vị yếu, bạn có thể kiểm tra lại xem máy thu có đang đặt quá thấp hay không và tiến hành điều chỉnh nếu cần thiết.

– Kiểm tra tín hiệu của đường truyền kết nối:

Tín hiệu định vị yếu có thể đến từ nguyên nhân đường truyền kết nối. Để khắc phục vấn đề này, bạn cần kiểm tra lại hệ thống mạng Internet khi truy cập trạm CORS, hoặc trạm Base nếu kết nối bằng sóng Internet. Hoặc nếu kết nối trạm Base bằng sóng Radio, bạn cần kiểm tra tín hiệu đường truyền có tốt không.

– Kiểm tra khoảng cách giữa Rover và Base hoặc Rover và Cors:

Để khắc phục tín hiệu định vị yếu, bạn cần kiểm tra lại khoảng cách giữa Rover và Base hoặc Rover và Cors. Khoảng cách tối ưu khi đo đạc là:

+ Khoảng cách giữa Rover và Base:

  • Khi đo RTK qua sóng 3G/4G: Khoảng cách tốt nhất giữa Base và Rover khoảng 30km trở xuống.
  • Khi đo RTK qua sóng Radio: Khoảng cách giữa Base và Rover được khoảng 10-12km tùy thuộc vào khu vực.

+ Khoảng cách giữa Rover và CORS: Khoảng 30km.

– Kiểm tra độ thông thoáng của vị trí đặt trạm Base, Rover:

Có nhiều trường hợp người đo không để ý rằng mình đang thực hiện đo trong môi trường đang bị che khuất phần không gian phía trên, điều này đã vô tình làm ảnh hưởng đến khả năng thu tín hiệu vệ tinh của máy thu GNSS. Để khắc phục tín hiệu định vị yếu, trong trường hợp này bạn cần:

  • Kiểm tra lại phần không gian phía trên của máy thu có bị che khuất bởi cây cối, hay vật cản nào không.
  • Bạn có đang đo gần tòa nhà trạm viễn thông hay không.
  • Kiểm tra lại vị trí đặt trạm Base xem có đủ độ cao hay chưa, có thông thoáng hay không.

Nếu thiết bị của bạn đang bị vướng những lỗi trên, bạn cần dời vị trí đo hoặc vị trí đặt trạm Base để khắc phục tín hiệu định vị yếu.

Bên cạnh đó, nếu bạn đo trong những ngày có điều kiện thời tiết xấu, nhiều mây mù cũng sẽ dẫn đến tình trạng máy bắt tín hiệu định vị yếu. Vì thế, khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi, bạn hãy quay lại đo vào hôm khác để bắt được nhiều vệ tinh hơn nhé!

– Kiểm tra thời gian kiểm định của Base, Rover:

Đây là yếu tố mà người đo đạc thường hay bỏ qua vì đôi lúc công việc diễn ra liên tục khiến bạn quên đi thời gian kiểm định máy. Máy định vị GNSS (bao gồm cả Base và Rover) cần được kiểm tra định kỳ 1 lần/năm để đảm bảo độ chính xác cũng như các chức năng luôn hoạt động ổn định.

Sử dụng máy thu GNSS tích hợp công nghệ ProPoint để khắc phục tín hiệu định vị yếu do tác động của môi trường

Công nghệ ProPoint được biết đến là công nghệ định vị chính xác cao thế hệ thứ 5 của Trimble. Ưu điểm của công nghệ này là nó có khả năng loại bỏ các lỗi định vị kém chính xác do môi trường tác động như: Đo dưới tán cây, tòa nhà, cầu vượt đường cao tốc, khu vực đô thị… nhờ tận dụng những phát triển mới nhất trong cơ sở hạ tầng tín hiệu GNSS và phần cứng thu có độ chính xác cao của Trimble.

Các thiết bị định vị vệ tinh GNSS được tích hợp công nghệ ProPoint có khả năng đạt hiệu suất tốt hơn 30% so với các dòng GNSS trước đó (không được tích hợp ProPoint), cụ thể là về: Thời gian để đạt được khảo sát, mức độ chính xác, độ chính xác vị trí và độ tin cậy của phép đo.

Thiết bị định vị Trimble DA2 vẫn đạt được độ chính xác mong muốn khi đo dưới tán cây dày nhờ được tích hợp công nghệ ProPoint.

Thiết bị định vị Trimble DA2 vẫn đạt được độ chính xác mong muốn khi đo dưới tán cây dày nhờ được tích hợp công nghệ ProPoint.

Hiện nay, công nghệ ProPoint được tích hợp trên nhiều thiết bị định vị hơn để đáp ứng nhu cầu khảo sát ngày càng cao của người dùng, điển hình là khắc phục tín hiệu định vị yếu do tác động của môi trường, ví dụ như: Trimble DA2, Trimble R780, Trimble R12, Trimble R12i… Liên hệ Đất Hợp qua HOTLINE 0903 825 125 để được tư vấn nhanh nhất về công nghệ ProPoint cũng như các thiết bị định vị GNSS RTK tiên tiến hiện nay.

>>> Xem thêm: IMU là gì? Lợi ích khi sử dụng IMU trong định vị vệ tinh